I/ CHẾ ĐỘ THAI SẢN Ở VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ
2. Từ năm 1995 đến nay
2.1 Nội dung của chế độ trợ cấp thai sản ở nước ta
Để phù hợp với sự đổi mới về kinh tế, xã hội và khắc phục được những nhược điểm của chính sách BHXH trong nền kinh tế bao cấp trước đây, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương đổi mới chính sách BHXH. Chủ trương
được thể hiện trong Hiến pháp năm 1992: “Nhà nước thực hiện BHXH đối với công chức và người làm cơng ăn lương đồng thời khuyến khích các hình thức BHXH khác đối với người lao động”.
Tại kỳ họp thứ V quốc hội khoá IX, Bộ Luật Lao động đã được thơng qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1995, trong đó có chương XII quy định về BHXH. Trên cơ sở những quy định đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/CP kèm theo Điều lệ Bảo hiểm xã hội ngày 16/01/1995. Điều lệ BHXH ban hành lần này là văn bản chính thức đầu tiên thay thế các văn bản quy định về BHXH đã ban hành trước đây. Để thực hiện chính sách BHXH đã quy định tại Điều lệ này, ngày 16/02/1995 Chính phủ đã ban hành Nghị định 19/CP về việc thành lập BHXH Việt Nam trên cơ sở thống nhất tổ chức BHXH ở Trung ương và địa phương thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với những chức năng chính là tổ chức thu, giải quyết các chế độ BHXH, thực hiện đầu tư, bảo toàn, tăng truởng quỹ BHXH.
Điều lệ BHXH mới ban hành đã xác định rõ mục tiêu cơ bản là thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH đã quy định trong Bộ Luật Lao động đối với người lao động gặp trường hợp rủi ro trong quá trình lao động; quyền lợi của người phụ nữ khi sinh con và chăm sóc con; quyền lợi của người lao động khi hết tuổi lao động.
Nhằm hỗ trợ cho người lao động có thu nhập thay thế trong thời gian mang thai, sinh sản, ni con ni, để có điều kiện vật chất chăm sóc cho bản thân người lao động và cho trẻ em.
Nội dung cụ thể của chế độ thai sản được quy định tại điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 như sau:
2.1.1 Đối tượng áp dụng:
+ Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước;
+ Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngồi quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên;
+ Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, khu chế xuất, khu cơng nghiệp; trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác;
+ Người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan Đảng, đồn thể;
+ Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ thuộc lực lượng vũ trang;
+ Người giữ chức vụ dân cử, bầu cử làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước, Đảng, đồn thể từ Trung ương đến cấp huyện;
+ Cơng chức, viên chức Nhà nước làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, người làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện.
Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc còn được bổ sung trong một số Nghị định: Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ bổ sung thêm đối tượng là cán bộ, xã, phường; Nghị định 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ bổ sung đối tượng là người lao động trong các tổ chức thực hiện xã hội hoá thuộc ngành giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao; Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 bổ sung đối tượng là người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn tại nước ngồi.
Tại Nghị định số 01/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 09/01/2003, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đã được bổ sung so với Nghị định 12/CP. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sau:
+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước;
+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngồi tại Việt Nam;
+ Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; + Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác.
+ Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, lực lượng vũ trang;
+ Cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác;
+ Trạm y tế xã, phường, thị trấn;
+ Cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
+ Các tổ chức khác có sử dụng lao động.
- Cán bộ, công chức, viên chức theo Pháp lệnh cán bộ, công chức. - Người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
- Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1, khoản 3 và khoản 6 Điều này, làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng, khi kết hạn hợp đồng lao động mà người lao động tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng lao động mới đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đó thì phải tham gia BHXH bắt buộc.
- Người lao động nêu trên mà đi học, thực tập, cơng tác, điều dưỡng trong và ngồi nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền cơng thì cũng thuộc đối tượng thực hiện BHXH bắt buộc.
- Người lao động làm việc và hưởng tiền lương,tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp.
Đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp đã thực hiện giao khốn đất có quy định riêng.
Như vậy, theo Nghị định này thì phạm vi đối tượng tham gia BHXH đã mở rộng đến mọi người lao động trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng lao động thuộc mọi thành phần kinh tế. Đây là bước tiến lớn về chính sách BHXH ở Việt Nam, nó góp phần thực hiện cơng bằng xã hội cho mọi người lao động và ổn định đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta.
Đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân, chính sách, chế độ BHXH được quy định tại Nghị định 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ.
2.1.2 Điều kiện hưởng trợ cấp thai sản
Điều kiện nhận trợ cấp thai sản được quy định tại Nghị định 12/CP và Nghị định số 45/CP:
- Lao động nữ, nữ quân nhân và nữ cơng an nhân dân có tham gia bảo hiểm xã hội khi có thai và sinh con.
- Người lao động (không phân biệt nam hay nữ) nếu nuôi con nuôi sơ sinh theo quy định tại Luật Hơn nhân gia đình.
2.1.3 Thời gian và mức hưởng trợ cấp thai sản
Thời gian và mức hưởng trợ cấp thai sản của người lao động nữ nói chung được quy định tại Nghị định 12/CP và được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 01/2003/NĐ-CP và nữ công an nhân dân và nữ quân nhân được quy định tại Ngị định 45/CP. Cụ thể như sau:
- Trong thời gian mang thai: được nghỉ việc để đi khám thai 3 lần, mỗi lần 1 ngày. Những trường hợp ở xa tổ chức y tế hoặc người mang thai có
bệnh lý, thai khơng bình thường thì được nghỉ việc hưởng trợ cấp 2 ngày cho mỗi lần khám thai.
- Trong thời gian trước và sau khi sinh con: Thời gian nghỉ tuỳ thuộc vào điều kiện lao động và môi trường sống:
+ Đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường, thời gian nghỉ là 4 tháng (5 tháng đối với nữ quân nhân và nữ công an nhân dân)
+ Đối với những người làm các nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, làm việc theo chế độ 3 ca; làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 và 0,7 thời gian nghỉ là 5 tháng (đối với nữ quân nhân và nữ công an nhân dân là 6 tháng).
+ Đối với những người làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành, làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 1, thời gian nghỉ là 6 tháng.
- Đối với những trường hợp sinh đơi trở lên, thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày.
- Đối với những trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 60 ngày tuổi bị chết (kể cả trường hợp thai chết lưu) thì thời gian nghỉ là 75 ngày tính từ ngày sinh; nếu con từ 60 ngày tuổi trở lên bị chết thì thời gian nghỉ là 15 ngày tính từ khi con chết, nhưng không vượt quá thời gian quy định.
- Người lao động nuôi con nuôi sơ sinh theo quy định tại Luật hôn nhân gia đình được nghỉ việc hưởng trợ cấp cho đến khi con được 4 tháng tuổi.
Mức trợ cấp thai sản được tính như sau: a)
Trợ cấp khi Tiền lương làm căn cứ nghỉ việc đi đóng BHXH của tháng Số
khám thai, trước khi nghỉ 100% ngày
sẩy thai 26 ngày nghỉ
b)
Tiền lương làm căn cứ Trợ cấp nghỉ việc khi đóng BHXH của tháng Số tháng nghỉ
sinh con hoặc nuôi trước khi sinh con hoặc sinh con hoặc
con nuôi nuôi con nuôi ni con ni
Ngồi ra, khi sinh con lao động nữ còn được hưởng trợ cấp một lần bằng một tháng tiền lương đóng BHXH.
Lao động nữ có thể đi làm việc trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản theo qui định nếu:
- Đã nghỉ 60 ngày kể từ khi sinh con.
- Có chứng nhân của bác sĩ rằng trở lại làm việc khơng có hại cho sức khoẻ.
- Phải báo cho người lao động biết trước 1 tuần.
Trong trường hợp này, ngoài tiền lương, lao động nữ vẫn tiếp tục hưởng trợ cấp thai sản đến hết thời hạn quy định.