Về tình hình thu BHXH

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp thai sản trong BHXH ở việt nam hiện nay (Trang 53 - 59)

II/ THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP THAI SẢN

1. Về tình hình thu BHXH

Quỹ BHXH Việt Nam được quản lý tập trung, thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch tốn độc lập với NSNN và được Nhà nước bảo hộ.

Quỹ BHXH được thực hiện các biện pháp để bảo tồn giá trị và tăng trưởng theo quy định của Chính phủ. Quỹ phải đảm bảo nguyên tắc cân bằng thu – chi lâu dài và ổn định. Quỹ được sử dụng để chi trả các chế độ BHXH quy định. Quỹ BHXH Việt Nam được hình thành từ các nguồn sau đây: Người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương của những người tham gia BHXH trong đơn vị; trong đó 10% để chi các chế độ hưu trí, tử tuất và 5% để chi các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; người lao động đóng bằng 5% tiền lương tháng để chi các chế độ hưu trí, tử tuất; Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để bảo đảm thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động; Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Cơng an) đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương của những quân nhân, công an nhân dân hưởng lương; trong đó 10% để chi các chế độ hưu trí, tử tuất và 5% để chi các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; đóng bằng 2% mức lương tối thiểu theo tổng số quân nhân, công an nhân dân thuộc diện hưởng sinh hoạt phí để chi 2 chế độ trợ cấp TNLĐ hoặc BNN và chế độ tử tuất. Quân nhân, công an nhân dân đóng bằng 5% tiền lương tháng để chi các chế độ hưu trí và tử tuất và các nguồn thu khác. Tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH gồm lương theo ngạch bậc, chức vụ, hợp đồng và các khoản phụ cấp khu vực, đắt đỏ, chức vụ, thâm niên, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có). Đồng thời, Bộ Tài chính trích từ NSNN số tiền chuyển vào Quỹ BHXH đủ chi trả các chế độ hưu trí, trợ cấp mất sức lao động, TNLĐ, BNN, tử tuất, bảo hiểm y tế của những quân nhân, công an nhân dân và những người đang hưởng BHXH trước ngày 01/10/1995 và hỗ trợ để chi lương hưu cho người lao động thuộc khu vực Nhà nước, cho quân nhân và công an nhân dân về hưu kể từ ngày 01/10/1995.

Thu BHXH là nguồn quan trọng đảm bảo cho việc chi trả được nhanh chóng. Tại Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP, và Nghị định 45/CP của Chính phủ, ngay từ khi đi vào hoạt động BHXH Việt Nam đã tổ chức quản lý số lượng lao động và quỹ lương đối với các đối tượng quy định

tham gia BHXH bắt buộc, trên cơ sở đó tiến hành cơng tác thu BHXH. Cùng với các giai đoạn phát triển của đất nước, chính sách BHXH Việt Nam cũng được sửa đổi bổ sung phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước, do đó cơng tác quản lý thu - nộp BHXH ngày càng được hoàn thiện, đồng thời sử dụng nhiều biện pháp tổng hợp như: kiểm tra, khuyến khích, tun truyền, … Vì vậy, cơng tác thu BHXH đã đạt được những kết quả khả quan cả về số lượng người lao động tham gia BHXH và số tiền thu BHXH. Cụ thể được thể hiện trong bảng số 4 dưới đây:

Bảng 4: Tình hình thu BHXH giai đoạn 1997-2005 Năm Số lao động tham gia BHXH (người) Tốc độ tăng số lao động tham gia BHXH (%) Quỹ lương (triệu đồng) Tốc độ tăng quỹ lương (%) Mức lương bình qn tháng đóng BHXH (đồng/người/tháng) Số thu BHXH (triệu đồng) Tốc độ tăng số thu (%) 1997 3.562.550 - 13.317.058 - 311.505,76 3.440.575 - 1998 4.031.558 113,16 18.347.355 137.77 379.244,51 4.531.946 131,72 1999 4.414.775 109,51 21.991.126 119,86 415.104,70 5.000.765 110,34 2000 4.589.831 103,97 22.001.636 100,05 399.463,44 5.196.734 103,92 2001 4.725.924 102,97 26.636.816 121,07 469.693,26 6.347.775 122,15 2002 4.844.670 102,51 29.204.750 109,64 502.351,90 6.962.893 109,69 2003 5.387.273 111,20 41.631.053 142,55 643.972,27 10.840.810 155,69 2004 5.406.740 100,36 46.125.982 110,80 710.933,36 12.307.333 113,53 2005 5.766.081 106,65 57.334.747 124,30 828.620,96 14.315.471 116,31 TB 4.758.135 106,20 120,01 511.353,35 7.508.288 119,50

Qua bảng 4 thấy rằng:

Số lượng người lao động tham gia BHXH gia tăng hàng năm, trung bình hàng năm có khoảng 4.758.135 người lao động tham gia BHXH, tốc độ tăng trung bình năm sau cao hơn năm trước là 6,20%. Năm 1997 số lao động tham gia BHXH mới chỉ có 3.562.550 người nhưng đến năm 2005 đã lên tới 5.766.081 người. Đây là một dấu hiệu tốt chứng minh cho sự nỗ lực của cán bộ BHXH trong việc tăng số lượng người tham gia.

Đồng thời, tổng quỹ lương của người lao động cũng ngày càng tăng với tốc độ 120,01% làm cho tổng quỹ lương tính đến cuối năm 2005 là 276.590.523 triệu đồng. Quỹ lương chính là căn cứ để tính số tiền phải thu của BHXH, khi quỹ tăng sẽ kéo theo số thu BHXH tăng. Thực tế qua bảng 4 ta thấy: nếu năm 1997 số thu BHXH là 3.440.575 triệu đồng thì đến cuối năm 2005 thì con số đó lên tới 14.315.471 triệu đồng (tức là gấp 4,16 lần). Đặc biệt ta thấy năm 2003 so với năm 2002 có sự gia tăng đột biến của số người lao động tham gia BHXH và số thu BHXH đó là vì: thực hiện tiến trình cải cách bộ máy của Chính phủ, ngày 24/1/2002, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 20/2002/QĐ-TTg chuyển BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam do đó đối tượng tham gia BHXH cũng tăng làm cho số thu BHXH tăng một cách nhanh chóng. Tốc độ thu BHXH trung bình trong giai đoạn này năm sau cao hơn năm trước là 19,50%. Trung bình hàng năm số thu của BHXH là 7.580.288 triệu đồng, tổng số tiền thu BHXH mười năm (1995-2004) đạt 58.671 tỷ đồng. Có được kết quả như vậy là do trong những năm qua các cán bộ ngành và các cấp các ngành có liên quan đã nỗ lực trong cơng tác tuyên truyền đến người lao động nội dung các chính sách của BHXH và nghiên cứu mở rộng đối tuợng tham gia BHXH. Đồng thời Nhà nước ta đã điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu (và cho tời nay dừng ở mức 420.000 đồng/người/ tháng). Mức lương tối thiểu tăng sẽ kéo theo sự tăng lên trong mức lương bình qn tháng đóng BHXH, nếu như mức tiền lương bình qn tháng đóng

BHXH năm 1997 là 311.505 đồng/người/tháng thì đến năm 2005 mức lương này đã là 828.620 đồng/người/tháng tức là gấp khoảng 2,66 lần.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong cơng tác thu cịn có nhiều khó khăn cần được khắc phục đó là:

- Tình hình nợ BHXH: Nợ cuối quý III/2005 bình quân 1,5 tháng, cao hơn cùng kỳ năm 2004: 0,1 tháng; các khối có số nợ bình qn cao: Xã phường nợ 3,27 tháng, Lao động hợp tác nước ngoài nợ 3,15 tháng, ngoài quốc doanh nợ 2,36 tháng, Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) nợ 2,34 tháng. Nguyên nhân chủ yếu là do việc triển khai thực hiện chế độ tiền lương mới ở một số tỉnh, thành phố còn chậm, nhất là ở ngành giáo dục và khối xã phường, các DNNN do chưa sắp xếp chuyển đổi xong hoặc một số cơng trình giao thơng, thuỷ lợi, xây dựng chưa quyết tốn xong với Nhà nước; lao động hợp tác nước ngoài tiến độ thu BHXH phụ thuộc vào tiền lương của người lao động ở nước ngoài chuyển về, thời điểm chuyển tiền không thống nhất nên số tiền nợ BHXH còn cao.

Theo số báo nhanh của BHXH các tỉnh, thành phố đến 31/12/2005 số tiền nợ BHXH là 659,6 tỷ đồng; bình quân bằng 0,52 tháng so với tổng số phải thu BHXH trong năm. So với cùng kỳ năm trước giảm 0,08%, trong số đó số nợ xấu và nợ trước năm 1995 là 144 tỷ đồng, chiếm 21,8% tổng số nợ BHXH. Trong đó các tỉnh có số tiền nợ BHXH bình qn thấp so với tổng số phải thu: Bắc Cạn, Cao Bằng, An Giang, Bình Phước, Hà Nam, Hưng Yên; đặc biệt Yên Bái, Quảng Trị, Thanh Hố, Thừa Thiên Huế có số nợ bằng 0. Các tỉnh có số nợ bình quân cao so với tổng số phải thu: Nam Định 1,33 tháng; Hồ Bình 1,07 tháng; Đắc Lắc 0,95 tháng; Bình Định 0,97 tháng; TP HCM 0,9 tháng; Bình Dương 0,88 tháng; Phú Yên 0,8 tháng; Tuyên Quang 0,88 tháng; Đắc Nơng 0,85 tháng …

Bên cạnh đó, cơng tác quản lý thu còn nhiều hạn chế: Một số BHXH tỉnh còn thiếu chủ động, thiếu kiên quyết trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác thu - nộp BHXH, đơi khi cịn nể nang dẫn đến việc không tuân thủ những quy

đinh về thu nộp BHXH. Vẫn cịn tình trạng đơn vị bỏ sót lao động, trốn đóng BHXH trong thời gian dài hoặc chưa thực hiện tốt việc thu theo tháng trong đó có cả những đơn vị thuộc khối hành chính sự nghiệp (HCSN) vẫn nộp BHXH theo q, thậm chí có đơn vị HCSN nộp 6 tháng 1 lần (Cao Bằng, Bà Rịa, Vũng Tàu). Sự phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ còn yếu từ khâu đối chiếu để giải quyết chế độ chính sách, thu - nộp chưa đồng bộ, chậm và không tránh khỏi sự không thông cảm của đơn vị và người lao động cho rằng cơ quan BHXH cịn phiền hà. Cơng tác đối chiếu thu BHXH tại một số địa phương cịn nặng về hình thức, thiếu sự hướng dẫn, kiểm tra và đơn đốc do đó vẫn cịn có sai sót trong cơng tác quản lý nên người sử dụng lao động cịn tìm cách né tránh, gian lận trong việc tham gia BHXH cho người lao động.

- Việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH theo Nghị định số 01/2003/NĐ-CP trong q trình thực hiện cịn gặp phải khó khăn do các cơ quan chức năng địa phương chưa có giải pháp tích cực trong quản lý hoạt động kinh doanh, chưa nắm được số lao động hiện có trên địa bàn, chủ sử dụng lao động không tuân thủ các quy định về ký kết hợp đồng lao động cho người lao động hoặc một số doanh nghiệp nhỏ làm ăn kém hiệu quả chỉ đăng ký tham gia được một thời gian ngắn sau đó khơng tiếp tục hoạt động nên tỷ lệ lao động tham gia BHXH tăng chưa cao: Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Bình, Nghệ An, Tun Quang …

Cơng tác thu nếu hoạt động có hiệu quả cao sẽ đảm bảo cho việc thực hiện mục đích: đảm bảo chi kịp thời, đủ, thuận tiện trợ cấp cho đối tượng tham gia BHXH, BHYT.

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp thai sản trong BHXH ở việt nam hiện nay (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)