Việc xây dựng chế độ thai sản phải đảm bảo nguyên tắc chung của hệ thống chính sách BHXH và nguyên tắc riêng đối với chế độ thai sản.

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp thai sản trong BHXH ở việt nam hiện nay (Trang 75 - 76)

I/ MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CĨ TÍNH NGUN TẮC TRONG XÂY DỰNG VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ THAI SẢN

1. Việc xây dựng chế độ thai sản phải đảm bảo nguyên tắc chung của hệ thống chính sách BHXH và nguyên tắc riêng đối với chế độ thai sản.

hệ thống chính sách BHXH và nguyên tắc riêng đối với chế độ thai sản.

Cụ thể:

Nguyên tắc chung của BHXH:

+ Mọi người đều có quyền tham gia BHXH và có quyền hưởng BHXH khi có các nhu cầu về bảo hiểm. Đây là nguyên tắc dựa trên cơ sở các quy định về quyền con người đã được toàn nhân loại thừa nhận.

+ Để được hưởng bảo hiểm, người lao động phải tham gia vào một hệ thống BHXH nào đó và phải đóng góp BHXH. Đây là nguyên tắc ràng buộc giữa nghĩa vụ và quyền lợi.

+ Việc hoạch định chính sách BHXH phải dựa trên điều kiện kinh tế xã hội của toàn đất nước.

+ Mức trợ cấp BHXH phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động.

Nguyên tắc đối với chế độ trợ cấp thai sản:

Chế độ trợ cấp thai sản cũng phải tuân theo các nguyên tắc chung của chính sách BHXH. Tuy nhiên, do đặc điểm của chế độ thai sản nên ngoài nguyên tắc chung này cần phải đảm bảo một số nguyên tắc riêng sau đây:

- Các quy định về chế độ thai sản phải ln ln phù hợp và gắn liền với chính sách kế hoạch hố dân số của đất nước.

- Do đặc điểm của thai sản là một chu kỳ kéo dài và liên tục từ lúc mang thai, quá trình nghỉ sinh con, chăm sóc trẻ sơ dinh đến khi ổn định lại sức khoẻ trở lại lao động bình thường, nên việc khám thai đều đặn để phát hiện sớm các sự cố, q trình nghỉ sinh con, ni con ni sơ sinh … phải có chính sách cụ thể và nhất qn nhằm đảm bảo người phụ nữ phải được chăm sóc chu đáo, liên tục.

- Quy định về thời gian nghỉ trước và sau khi sinh con là giai đoạn quan trọng nhất đối với chế độ thai sản. Chính vì vậy mà nó phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

+ Bảo đảm đủ thời gian để người mẹ ổn định và phục hồi sức khoẻ sau khi sinh con và chăm sóc con trong thời gian ban đầu.

+ Bảo đảm cho trẻ sơ sinh thích nghi và phát triển trong môi trường mới.

+ Trong trường hợp sản phụ sinh đôi, sinh ba trở lên phải tăng thời gian nghỉ tương ứng để ổn định sức khoẻ sản phụ và tạo điều kiện chăm sóc trẻ sơ sinh.

+ Thời gian nghỉ dài hay ngắn phụ thuộc vào chính sách kinh tế - xã hội của mỗi nước nhưng nó phải đảm bảo thời gian tối thiểu mà tổ chức ILO đã khuyến nghị.

+ Cần phải kéo dài thời gian nghỉ sinh con cho những người làm các nghề nặng nhọc, độc hại.

+ Có những quy định linh hoạt đối với một số trường hợp đặc biệt như: nghỉ thêm thời gian ngoài quy định hoặc đối với những sản phụ muốn đi làm sớm hơn thời gian quy định …

+ Mức trợ cấp thai sản trong thời gian nghỉ việc trước và sau khi sinh con ít nhất cũng phải bằng hoặc cao hơn mức tiền lương (tiền công) của sản phụ trước khi nghỉ sinh con.

Mức trợ cấp cao hơn tiền lương thường được thể hiện bằng hiện vật hoặc trợ cấp thêm để bổ sung thêm vào để sắm sửa đường sữa, thuốc men, tã lót … khi đứa trẻ ra đời. Mức trợ cấp này tuỳ thuộc vào khả năng của quỹ BHXH mà khơng có sự hạn chế tối đa hoặc tối thiểu.

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp thai sản trong BHXH ở việt nam hiện nay (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)