Tình hình chi trả chế độ trợ cấp thai sản

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp thai sản trong BHXH ở việt nam hiện nay (Trang 59 - 65)

II/ THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP THAI SẢN

2. Tình hình chi trả chế độ trợ cấp thai sản

Chế độ thai sản là một trong những chế độ ngắn hạn của BHXH Việt Nam bên cạnh chế độ TNLĐ&BNN, chế độ ốm đau, dưỡng sức và phục hồi sức khoẻ. Cơng tác thu BHXH của chúng ta chưa hạch tốn rõ ràng cho từng chế độ, nhưng công tác chi việc chi cho từng chế độ được hạch toán rõ ràng: tổng chi cho các chế độ ngắn hạn và chi của từng chế độ ngắn hạn trong quỹ

BHXH. Từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay, ngành BHXH Việt Nam đã chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn đúng đối tượng, đảm bảo sự công bằng cho các đối tượng tham gia. Đến nay, BHXH Việt Nam đã chi trả cho hơn 11 triệu người hưởng các chế độ ngắn hạn với số tiền hơn 3000 tỷ đồng. Số tiền chi trả hàng năm đều tăng nhanh. Nếu như trước năm 2001 tỷ lệ tăng bình quân là 25% thì đến năm 2002 số tiền chi trả tăng lên 39% so với năm 2001, con số này của năm 2003 so với năm 2002 là 40%. Bình quân hàng năm chi trả các chế độ ngắn hạn tăng 29%. Cụ thể đối với chế độ trợ cấp thai sản qua mười năm (từ 1995 – 2004) BHXH đã thực hiện chi trả 1,3 triệu lượt người. Tình hình chi trả trợ cấp thai sản được thể hiện qua bảng 5.

Bảng 5: Tỷ lệ lao động nữ được hưởng trợ cấp thai sản

Năm Tổng số lao động nữ sinh con (nghìn người) Tổng số lao động nữ được hưởng chế độ trợ cấp thai sản (nghìn người) Tỷ lệ % 1997 1.150,231 95,202 8,276 1998 1.149,405 101,250 8,808 1999 1.140,420 114,578 10,047 2000 1.038,797 159,767 15,380 2001 1.050,432 160,664 15,295 2002 1.041,624 173,920 16,697 2003 1.052,301 229,492 21,808 2004 1.080,689 267,757 24,776 2005 1.097,319 289,383 26,371

Bảng 5 cho thấy:

Tỷ lệ số lao động nữ được hưởng trợ cấp thai sản có xu hướng gia tăng từ năm 1997 đến năm 2005. Năm 1997 số lao động nữ sinh con là 1.150,231 nghìn người nhưng số lao động nữ được hưởng trợ cấp thai sản chỉ có 95,202 nghìn người (chiếm 8,808%); đến năm 2005 số lao động nữ sinh đẻ tăng lên 1.097,319 nghìn người nhưng số lao động nữ được hưởng trợ cấp là 289,383 nghìn người (chiếm 26,371%). Nhận thấy tỷ lệ lao động nữ được hưởng chế độ trợ cấp thai sản trên tổng số lao động nữ sinh con có tăng nhưng vẫn cịn rất thấp, như vậy còn rất nhiều lao động nữ chưa được hưởng chế độ thai sản. Đây là vấn đề rất quan trọng mà BHXH Việt Nam cần phải đặc biệt quan tâm, vì nó ảnh hưởng đến cả một thế hệ tương tai của đất nước, người mẹ có khoẻ mạnh, có được chăm sóc một cách đầy đủ thì đứa con ra đời mới khoẻ mạnh, thơng minh. Nó chính là người xây dựng đất nước sau này.

Nguyên nhân của vấn đề trên là do: người lao động còn chưa hiểu biết nhiều về BHXH đặc biệt là chế độ trợ cấp thai sản. Trong khi đó, cơng tác tun truyền của ngành BHXH Việt Nam đạt được kết quả chưa cao, năng lực chuyên môn, phương pháp làm việc của một số cán bộ cơng chức cịn hạn chế chưa đáp ứng được địi hỏi ngày càng cao của cơng tác. Ngồi ra, ở một số doanh nghiệp tổ chức Cơng đồn cũng chưa làm đúng, làm đủ trách nhiệm của mình đối với người lao động, họ ít khi gặp mặt và tuyên truyền cho người lao động hiểu biết về quyền lợi mà người lao động đáng lý ra được hưởng. Một lý do nữa đó là: lương của nhiều người lao động ở Việt Nam còn thấp (nhất là lao động tự do), với mức lương đó người lao động chỉ đủ ăn, nếu đóng BHXH thì số tiền cịn lại sẽ khơng đủ để cho họ trang trải nhu cầu thiết yếu, chính vì vậy tuy biết về BHXH nhưng họ khơng đủ khả năng để tham gia BHXH.

Số lao động nữ được hưởng trợ cấp thai sản là chưa nhiều nhưng trên thực tế BHXH Việt Nam cũng đã đạt được thành tựu đáng kể trong việc

triển khai chế độ trợ cấp thai sản. Điều này được thể hiện qua bảng số 6 dưới đây:

Bảng 6: Tình hình chi trả chế độ trợ cấp thai sản giai đoạn 1997 - 2005 Năm Số người nghỉ (người) Số ngày nghỉ (ngày) Số ngày nghỉ bình quân/người (ngày) Số tiền chi (Triệu đồng) Số tiền chi trả bình quân/người lao động (nghìn đồng) Số tiền chi trả bình quân/ngày (nghìn đồng) 1997 95.202 10.032.672 105,383 129.339 1.358,574 13,670 1998 101.250 11.161.800 110,240 152.072 1.501,945 14,835 1999 114.578 13.862.219 120,985 181.290 1.582,240 17,406 2000 159.767 19.691.762 123,253 228.607 1.430,877 18,912 2001 160.664 20.566.920 128,012 289.844 1.804,038 22,550 2002 173.920 22.696.560 130,500 316.170 1.817,904 21,387 2003 229.492 30.899.032 134,641 498.440 2.171,927 28,090 2004 267.757 37.681.710 140,731 629.797 2.352,183 28.536 2005 289.383 42.496.472 146,852 768.047 2.654,084 31,530 Chung 1.592.013 209.089.147 3.193.606 TB 126,810 1.833,430 21,789

Nhìn vào bảng 6 thấy rằng:

- Nhìn chung số lao động hưởng chế độ trợ cấp thai sản là gia tăng từ năm 1997 đến năm 2005. Năm 1997 số người hưởng trợ cấp thai sản là 95.202 người, năm 1998 con số này là 101.250 người, năm 1999 là 114.578 người, đặc biệt năm 2000 tăng lên 159.767 người (một trong số nguyên nhân gây lên sự tăng mạnh số lao động sinh con là do năm 2000 là năm con Rồng – đây được coi là năm tốt nhất để sinh con), năm 2003 cũng có sự tăng mạnh 229.492 người so với năm 2002 là 173.920 người (nguyên nhân là do là ngày 14/2/2003 Văn phịng Chủ tịch nước đã cơng bố Lệnh của Chủ tịch nước ban hành pháp lệnh dân số - được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 9/1 – pháp lệnh này Nhà nước đã cho phép gia đình nào cịn khả năng ni con thì có thể sinh thêm, do đó những gia đình chưa có con trai nối dõi sẽ sinh thêm con thứ 3, gây lên sự tăng mạnh về dân số), cứ tăng như thế đến năm 2005 đã lên tới 289.383 người.

Đồng thời số ngày nghỉ hưởng trợ cấp cũng có xu hướng gia tăng (năm 1997 số ngày nghỉ hưởng trợ cấp là 10.032.672 ngày, nhưng năm 2005 tăng lên tới 42.496.472 ngày), cùng với xu hướng này số ngày nghỉ bình quân/người cũng gia tăng theo các năm, cụ thể: năm 1997 số ngày nghỉ bình quân/người là 105,383 ngày, năm 1998 con số này là 110,240 ngày, năm 2000 là 123,253 ngày, tiếp tục tăng như vậy đến năm 2004 con số này lên tới 140,731 ngày, và năm 2005 là 146,852 ngày. Đây là con số đáng mừng, nó nói lên được sự ưu tiên của Nhà nước đối với lao động nữ, BHXH Việt Nam đã triển khai thực hiện chế độ thai sản ngay từ khi thành lập và đã thu được kết quả khá tốt.

Trung bình số ngày nghỉ bình quân/người giai đoạn trên là 126,810 ngày (tức trung bình 1 người lao động đã được nghỉ khoảng 4 tháng) đảm bảo đúng như quy định của Nhà nước. So với các nước khác trên thế giới thì số ngày nghỉ thai sản của nước ta được quy định là cao, điều này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta đến thê hệ tương lai. Tuy nhiên, để bắt kịp

với thế giới về tất cả các mặt kinh tế - xã hội thì chúng ta phải tận dụng mọi thời gian để trau dồi kiến thức. Đối với nền kinh tế thị trường thời gian là rất quan trọng, do đó người lao động hồ nhập với thị trường càng sớm càng tốt. Nhà nước ta nên sửa đổi bổ sung lại những quy định về chế độ thai sản một cách hợp lý để sử dụng được thời gian của người lao động một cách hợp lý, đồng thời cũng đáp ứng được nhu cầu của người lao động muốn nhanh chóng quay lại thị trường lao động sau khi nghỉ thai sản.

- Số tiền chi trả cho chế độ thai sản cũng có xu hướng tăng năm 1996 con số này là 98.623 triệu đồng nhưng đến năm 2005 con số này là 768.047 triệu đồng. Đồng thời số tiền chi trả bình quân/người lao động và số tiền chi trả bình quân/ngày nghỉ cũng gia tăng theo thời gian. Nguyên nhân là do số lượng người được nhận trợ cấp thai sản tăng, mức sống của người dân nước ta ngày càng được nâng cao, để phù hợp với điều kiện thực tế mức lương tối thiểu của nước ta được quy định tăng so với thời gian trước do đó mà mức lương của người lao động tăng dẫn đến số thu BHXH cũng tăng và khi trợ cấp mức trợ cấp cũng sẽ tăng theo, mặt khác dịch vụ y tế, thuốc men cũng tăng giá nhiều so với trước vì thế mà mức trợ cấp cũng phải tăng để hỗ trợ đủ cho người lao động nghỉ thai sản nhanh chóng phục hồi sức khỏe để tiếp tục làm việc.

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp thai sản trong BHXH ở việt nam hiện nay (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)