Những điểm còn tồn tạ

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp thai sản trong BHXH ở việt nam hiện nay (Trang 68 - 71)

III/ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN TRỢ CẤP THAI SẢN HIỆN HÀNH

1. Về chế độ thai sản

1.2 Những điểm còn tồn tạ

Bên cạnh những điểm đã đạt được, chính sách thai sản ở nước ta vẫn còn một số điểm tồn tại cần phải sửa đổi:

- Mặc dù đối tượng tham gia BHXH có mở rộng hơn nhiều so với trước đây, nhưng số lao động nữ thực tế được tham gia BHXH vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng số lao động nữ trong độ tuổi lao động. Phần đông lao động nữ khi sinh đẻ không được hưởng quyền lợi về trợ cấp thai sản, đặc biệt là đối với lao động nữ làm nông nghiệp, họ khơng được hưởng bất kể một quyền lợi gì khi sinh con. Thực tế này là do đối tượng lao động nữ chưa thuộc phạm vi của BHXH bắt buộc còn chiếm một tỷ lệ lớn. Tuy hệ thống BHXH của nước ta đã bắt đầu thực hiện BHXH tự nguyện nhưng mới chỉ có một số lượng lao động rất nhỏ biết và tham gia. Ngoài ra,

Nghị đinh 01/CP của Chính phủ ra đời đã mở rộng đối tượng tham gia BHXH ra tất cả các thành phần kinh tế, người lao động cứ có quan hệ lao động là thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, nhưng trên thực tế việc triển khai cịn gặp nhiều khó khăn. Số lao động trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tham gia BHXH cịn thấp (khoảng 16%), trong đó phần đơng lại là lao động nữ. Do đó sẽ thiệt thịi về quyền lợi cho những lao động chưa tham gia BHXH và đặc biệt là những đứa trẻ sơ sinh.

- Về điều kiện nhận trợ cấp thai sản:

+ Cũng như chế độ ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản cũng chưa quy định thời gian tham gia tối thiểu trước khi nghỉ hưởng trợ cấp thai sản, điều này đã dẫn đến tình trạng lạm dụng quỹ, gây ảnh hưởng đến sự cân bằng quỹ. Đa số các nước trên thế giới đều quy định thời gian tối thiểu bắt buộc phải có trước khi hưởng trợ cấp thai sản, thông thường thời gian này được quy định là 6 tháng đến 12 tháng cuối cùng trước khi con. Ở một số nước ASEAN, thời gian này được quy định như sau: Thái Lan quy định phải có 7 tháng đóng góp BHXH trong thời gian 15 tháng trước khi sinh, Singapore quy định phải có 6 tháng làm việc, Phillippin yêu cầu phải có 3 tháng đóng BHXH trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

+ Điều 13 Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP có quy định: Người lao động (khơng phân biệt nam hay nữ) nếu nghỉ việc nuôi con nuôi sơ sinh theo quy định tại Luật Hơn nhân và gia đình thì được hưởng trợ cấp đến khi con đủ 4 tháng tuổi. Theo đó, thì những người lao động có vợ mà vợ không tham gia BHXH nhận nuôi con nuôi sơ sinh theo luật định thì được nhận trợ cấp thai sản, nhưng nếu người vợ của người lao động này sinh con thì lại khơng được nhận trợ cấp thai sản. Như vậy, quy định trên đã dẫn đến một nghịch lý: sinh con ruột thì khơng được nhận trợ cấp mà nhận con nuôi lại được trợ cấp.

+ Đối với những trường hợp đã đóng BHXH nhiều năm nhưng sắp đến ngày sinh thì hết hạn hợp đồng lao động và khơng được ký tiếp nên không

được nhận trợ cấp thai sản. Đây là một điều bất hợp lý của chế độ thai sản và gây thiệt thịi cho người lao động, vì xét về tổng thể thì trường hợp này xứng đáng được nhận trợ cấp so với những trường hợp vừa mới tham gia BHXH đã được nghỉ việc hưởng đủ trợ cấp thai sản.

+ Việc thực hiện các biện pháp tránh thai để thực hiện kế hoạch hố gia đình, theo quy định hiện hành lại được đưa vào chế độ ốm đau, như vậy là không hợp lý. Nạo hút thai, triệt sản là vấn đề thuộc về q trình sinh đẻ và nó ảnh hưởng đến sức khoẻ của người phụ nữ. Đó khơng phải là hiện tượng ốm đau tự nhiên mà là suy giảm sức khoẻ có chủ định, có ảnh hưởng đến việc sinh đẻ của người phụ nữ.

- Về thời gian nhận trợ cấp:

+ Đối với trường hợp làm các công việc nặng nhọc độc hại, thời gian nghỉ việc nhận trợ cấp thai sản là 5 tháng và 6 tháng. Trên thực tế, những người làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại nhưng khi có thai thường được chuyển sang làm việc ở điều kiện bình thường cho đến trước khi sinh. Nhưng bất cập này vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể.

- Về mức trợ cấp:

+ Trợ cấp một lần khi sinh con là một tháng lương của tháng trước khi nghỉ sinh con là bất hợp lý và không công bằng đối với người lao động vì khoản trợ cấp này thực chất là nhằm mục đích giúp người mẹ sắm sửa những vật dụng cần thiết khi sinh con và nuôi con nhỏ. Mức hỗ trợ này, ở nhiều nước trên thế giới được ấn định bằng một khoản tiền cụ thể đồng đều giữa tất cả những người lao động (ví dụ ở Thái Lan mức hỗ trợ này là 4.000 bạt/lần sinh, Nhật Bản là 300.000 yên …)

- Vấn đề khác

Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm 2003 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP có bổ sung: Thời gian lao động nữ nghỉ việc trước và sau khi sinh con theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 12 và thời gian người lao động

nghỉ việc để nuôi con nuôi sơ sinh theo quy định được tính là thời gian để hưởng các chế độ BHXH. Trong thời gian nghỉ này, người lao động và người sử dụng lao động khơng phải đóng BHXH mà do quỹ BHXH đảm bảo.

Quy định này là phù hợp và đảm bảo thời gian đóng góp BHXH khơng bị gián đoạn, nhưng nguồn trợ cấp thai sản lại lấy từ nguồn quỹ BHXH là khơng hồn tồn hợp lý và làm ảnh hưởng đến sự cân đối của quỹ BHXH.

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp thai sản trong BHXH ở việt nam hiện nay (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)