I/ MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CĨ TÍNH NGUN TẮC TRONG XÂY DỰNG VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ THAI SẢN
2. Giải pháp về quản lý tổ chức thực hiện chế độ thai sản
2.1 Về công tác quản lý thu BHXH
Để tổ chức thực hiện tốt chế độ thai sản đối với người lao động, cần phải làm tốt công tác thu BHXH. Trước đây, do nhận thức về chính sách BHXH của người lao động và chủ sử dụng lao động còn hạn chế, đội ngũ cán bộ làm công tác thu BHXH cịn non trẻ nên cơng tác quản lý thu BHXH cịn gặp nhiều khó khăn, dẫn tới quyền lợi BHXH của hàng vạn lao động bị ảnh hưởng, trong đó có quyền hưởng trợ cấp thai sản. Đến nay do việc tổ chức quản lý và thực hiện thu BHXH đã hoàn thiện và đi vào nề nếp, nên số người tham gia và số thu BHXH tăng đáng kể qua các năm. Đó chính là căn cứ để giải quyết chế độ kịp thời cho đối tượng hưởng trợ cấp thai sản. Tuy nhiên, hiện nay nhiều lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc nhưng vẫn chưa được tham gia, hoặc đăng ký tham gia chậm, dẫn tới quyền lợi về thai sản không được thực hiện. Để làm tốt công tác quản lý thu BHXH, tạo điều kiện cho người lao động có căn cứ giải quyết chính sách, chế độ BHXH, em có kiến nghị:
+ Sớm nghiên cứu và thống nhất biện pháp hướng dẫn trong việc giải quyết những vướng mắc, tồn tại đối với các trường hợp chưa có đủ hồ sơ, căn cứ để ghi và cấp sổ BHXH, đảm bảo sao cho 100% số người hiện đang tham gia BHXH được cấp sổ BHXH; tiến hành cấp sổ BHXH cho đối tượng mới tham gia được kịp thời, chính xác.
+ Áp dụng cơng nghệ tin học trong việc theo dõi, quản lý số đối tượng tham gia BHXH, số thu BHXH. Đối với các đơn vị thường xuyên chậm nộp BHXH cần có báo cáo đánh giá, phân tích, làm rõ nguyên nhân, tuỳ theo từng nguyên nhân có thể tạm cho chậm nộp hoặc xử phạt hành chính theo quy định. Đối với các đơn vị thường xuyên thực hiện tốt công tác thu - nộp BHXH cần có sự động viên khuyến khích kịp thời.
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và có biện pháp xử lý nghiêm đối với các đơn vị trốn đóng, nợ đọng BHXH kéo dài.
2.2 Về công tác quản lý chi chế độ thai sản
Hiện nay, việc thẩm định và tổ chức chi trả trợ cấp thai sản cho người lao động được căn cứ vào chứng từ C03-BH, C04-BH. Đối với những đơn vị sử dụng lao động đã áp dụng công nghệ thơng tin trong quản lý và đã có mã số thu BHXH, khi phát sinh chứng từ cập nhật vào máy, giúp cho việc theo dõi, kiểm tra, kiểm soát ngày nghỉ được thuận lợi. Riêng những đơn vị sử dụng lao động làm thủ cơng hồn thành bằng tay thì việc theo dõi, kiểm tra là rất khó khăn. Bên cạnh đó, những đơn vị đóng BHXH đều đặn, việc thẩm định chứng từ thanh toán theo niên độ kế tốn thì cơng tác theo dõi quản lý ngày nghỉ thuận lợi. Tuy nhiên, trên thực tế khơng ít các đơn vị nợ đọng BHXH kéo dài, chứng từ phát sinh cách đây 1, 2, 3 năm, thậm chí có đơn vị truy thu 4, 5 năm mới thanh toán chế độ thai sản nên đã gây khơng ít khó khăn trong khâu quản lý. Để gắn trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động với người lao động và cơ quan BHXH, đề nghị khi thanh toán trợ cấp thai sản chỉ thanh toán theo niên độ kế tốn, cịn những thời điểm trước do đơn vị chậm đóng BHXH đơn vị phải chịu trách nhiệm với người lao động có như vậy thì việc chi trả trợ cấp ngắn hạn này mới mang đúng nghĩa là BHXH trả thay lương.
2.3 Về vấn đề quản lý phiếu khám thai sản
Vì khơng một văn bản nào quy định thẩm quyền cấp các loại giấy chứng nhận như: phiếu khám thai, giấy xác nhận sảy thai, thai chết lưu, thai
có bệnh lý … điều này đã gây nên những khó khăn cho người nhận trợ cấp thai sản. Do đó, Chính phủ cần phải quy định rõ hơn về cơ quan cấp những loại giấy chứng nhận này. Có thể, chỉ cần có giấy chứng nhận của bệnh viện nơi người đó sinh sống.
2.4 Về cơng tác tun truyền BHXH
Chính sách BHXH mặc dù đã xuất hiện trong lịch sử nước ta từ rất sớm, song cho đến nay nhận thức của người lao động về chính sách này cịn rất hạn chế. Vì thế cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền về BHXH để người dân hiểu và thực hiện tốt, nhất là trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay, khi mà chính sách BHXH được chuyển sang thực hiện theo cơ chế hồn tồn mới “có đóng góp mới có thụ hưởng”.
BHXH Việt Nam cần phối hợp một cách chặt chẽ với các cơ quan ban ngành, đồn thể có liên quan, tổ chức tuyên truyền một cách có hệ thống, kết hợp các phương pháp tuyên truyền trực tiếp và gián tiếp như:
+ Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng như: Đài truyền hình, đài truyền thanh, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân, các báo ngành, và các cơ quan thơng tin, báo chí ở địa phương.
+ Tuyên truyền trên Tạp chí BHXH phát hành hàng tháng.Hiện nay ngành đã có Báo BHXH, cho đến nay đã ra được trên 100 số báo, đây là nỗ lực đáng kể của các cán bộ ngành BHXH Việt Nam. Qua đó, sẽ giúp cho việc tuyên truyền BHXH đến với người lao động một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Cần phân loại đối tượng tuyên truyền, đối tượng nào phải tham gia bắt buộc, đối tượng nào tham gia dưới hình thức tự nguyện, với từng dối tượng nên có những phương pháp tuyên truyền khác nhau áp dụng một cách cụ thể và có hiệu quả. Trước mắt tập trung tuyên truyền vào đối tượng là người lao động chưa tham gia BHXH, đặc biệt là đối tượng thuộc diện bắt buộc được quy định trong Nghị định 01/CP của Chính Phủ.
Kết luận
BHXH của một nước gắn bó chặt chẽ với trạng thái kinh tế, điều kiện kinh tế - xã hội, và trình độ quản lý, đặc biệt là sự đồng bộ, sự hoàn chỉnh của nền pháp chế. Trong tình hình nước ta hiện nay, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang hình thành, kinh tế - xã hội ln vận động khơng ngừng. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển BHXH phải bảo đảm chắc chắn, tính tốn thận trọng và phải có bước đi phù hợp.
Chế độ thai sản thuộc hệ thống các chế độ BHXH và là một trong những chế độ được hình thành và phát triển sớm nhất ở nước ta cũng như các nước khác trên thế giới. Ngoài ý nghĩa đảm bảo thu nhập cho người lao động khi sinh đẻ, chế độ này cịn có ý nghĩa xã hội và nhân văn rất lớn, góp phần để tái sản xuất dân số. Từ khi được triển khai thực hiện chế độ trợ cấp thai sản đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp phần hỗ trợ cho rất nhiều phụ nữ tham gia lao động, nhiều người trong số họ đã được hưởng trợ cấp thai sản. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn cịn nhiều khó khăn đặt ra đối với chế độ thai sản. Làm thế nào để tăng nhanh số lao động nữ tham gia và được hưởng trợ cấp thai sản, tăng mức hưởng trợ cấp thai sản mà không làm mất cân đối quỹ BHXH là một vấn đề vô cùng nan giải. Với những đổi mới trong chính sách BHXH ở Việt Nam chúng ta hy vọng rằng trong tương lai BHXH Việt Nam nói chung và chế độ thai sản nói riêng sẽ có những bước phát triển mới giúp cho hệ thống BHXH nước ta ngày càng vững mạnh và xứng đáng với vai trò mà Đảng và Nhà nước đã giao phó.
Sau một thời gian thực tập tại Trung tâm Nghiên cứu – Khoa học BHXH Việt Nam, được sự giúp đỡ của các cô chú, các anh chị làm việc tại Trung tâm, nhất là của cán bộ hướng dẫn TS. Trịnh Thị Hoa. Bên cạnh đó là sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo trong Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm, đặc biệt là Giáo viên hướng dẫn – Th.S Nguyễn Hải Đường, em đã hoàn thành Chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Em hy vọng đề tài sẽ góp một phần nhỏ bé vào sự hoàn thiện của chế độ trợ cấp thai sản