Quy định, thủ tục và quy trình giải quyết hưởng chế độ thai sản

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp thai sản trong BHXH ở việt nam hiện nay (Trang 48 - 53)

I/ CHẾ ĐỘ THAI SẢN Ở VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ

2. Từ năm 1995 đến nay

2.2 Quy định, thủ tục và quy trình giải quyết hưởng chế độ thai sản

Quy định về thủ tục và quy trình giải quyết chế độ thai sản được thực hiện theo Quyết định số 1584/1999/QĐ-BHXH ngày 24 tháng 6 năm 1999 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam; Quyết định sửa đổi, bổ sung số 2967/1999/QĐ-BHXH ngày 25/11/1999; quy trình quản lý chi trả thực hiện theo quy định tại Quyết định số 2930/1999/QĐ-BHXH ngày 24/11/1999 của BHXH Việt Nam; Quyết định số 1184/QĐ-BHXH-BC ngày 26/9/2003 và Quyết định số 1826/QĐ-BHXH ngày 01/12/2004 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.

2.2.1 Quy định về hồ sơ nhận trợ cấp thai sản

- Khi mang thai:

Trong thời gian mang thai, nếu người lao động nghỉ việc đi khám thai hoặc bị xảy thai, thai chết lưư thì phải có:

+ Phiếu khám thai

+ Giấy xác nhận xảy thai, thai chết lưu (hoặc giấy xác nhận thai có bệnh lý, thai khơng bình thường của tổ chức y tế theo quy định của Bộ y tế).

- Khi sinh con:

Hồ sơ trợ cấp sinh con gồm:

+ Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh.

+ Nếu người lao động nuôi con ni sơ sinh hợp pháp thì có giấy chứng nhận của cấp có thẩm quyền xác nhận về con ni. Trường hợp người lao động sau khi sinh con, nếu con bị chết thì phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ sở y tế nơi sinh con, nếu đã khai sinh cho con mà con bị chết thì phải có giấy chứng tử.

Trường hợp người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại; làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,5 trở lên theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hoặc chế độ làm việc 3 ca mà trong sổ BHXH không thể hiện rõ những điều này thì khi nghỉ sinh con hưởng chế độ thai sản phải có thêm giấy xác nhận của người sử dụng lao động về điều kiện làm việc.

2.2.2 Quy tình tiếp nhận giải quyết hưởng chế độ thai sản.

Nguyên tắc chung áp dụng đối với việc tiếp nhận, xét duyệt chế độ trợ cấp thai sản là cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp nào (cấp huyện hoặc cấp tỉnh) trực tiếp quản lý và thu BHXH đối với đơn vị sử dụng lao động thì cơ quan BHXH cấp đó chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xét duyệt, chi trả và thanh toán, quyết toán chế độ thai sản của đơn vị sử dụng lao động đó theo quy định của BHXH Việt Nam.

Việc tiếp nhận và quy trình giải quyết chế độ trợ cấp thai sản đối với lực lượng vũ trang có quy định riêng.

 Trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động:

- Tiếp nhận giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH, giấy ra viện, giấy khám thai, giấy chứng sinh … do người lao động thuộc quyền quản lý của đơn vị có tham gia BHXH chuyển đến và căn cứ vào những giấy chứng nhận này để lập bản danh sách theo mẫu số Co4-BH “Danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH” rồi chuyển cho BHXH huyện hoặc BHXH tỉnh xét duyệt.

- Việc giải quyết vhi trả trợ cấp thai sản và thanh quyết toán thực hiện như quy định hiện hành.

 Trách nhiệm vủa cơ quan BHXH tiếp nhận, xét duyệt chế độ (BHXH huyện hoặc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)

BHXH huyện hoặc phịng Quản lý chế độ chính sách thuộc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:

- Tiếp nhận hồ sơ trợ cấp thai sản do các đơn vị sử dụng lao động, kiểm tra thủ tục hồ sơ theo quy định.

- Đối chiếu việc nộp BHXH của người lao động và đơn vị sử dụng lao động, kiểm tra thủ tục hồ sơ theo quy định

- Xác định những nội dung về thai sản được quy định trong hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp thai sản.

- Xét duyệt mức hưởng trợ cấp thai sản đối với từng người lao động và từng đơn vị sử dụng lao động (theo mẫu số C04-BH).

- Dự thảo quyết định hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con (kèm theo mẫu số C04-BH) để Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương duyệt và ký.

- Đối với những đơn vị do Bảo hiểm xã hội huyện tiếp nhận, xét duyệt thì BHXH huyện lập báo cáo tổng hợp xét duyệt theo mẫu số 03A gửi BHXH tỉnh kèm theo toàn bộ mẫu C04-BH. Đối với những đơn vị do BHXH

tỉnh tiếp nhận, xét duyệt thì Phịng quản lý chế độ chính sách lập báp cáo tổng hợp theo mẫu số 03A.

Sau mỗi lần thẩm định chế độ thai sản, Phịng Quản lý chế độ chính sách BHXH tỉnh, thành phố chuyển sang Phịng Kế hoạch tài chính và bộ phận quản lý chế độ chính sách thuộc BHXH quận, huyện chuyển sang bộ phận kế tốn mẫu C04-BH.

Phịng Quản lý chế độ chính sách BHXH thuộc BHXH tỉnh, thành phố lập báo cáo tổng hợp xét duyệt trợ cấp đối với các huyện và các đơn vị sử dụng lao động do BHXH tỉnh tiếp nhận (theo mẫu số 03B) trình Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố duyệt. Sau đó chuyển Phịng Kế hoạch - Tài chính đối chiếu cấp kinh phí cho BHXH huyện hoặc chuyển kinh phí cho đơn vị sử dụng lao động.

- Hàng quý (vào ngày 5 của tháng đầu quý sau) phòng Quản lý chế độ chính sách BHXH căn cứ vào báo cáo tổng hợp duyệt trợ cấp theo mẫu số 03B gửi ban Quản lý chế độ chính sách - Bảo hiểm xã hội Việt Nam một bản.

 Trách nhiệm các đơn vị thuộc BHXH Việt Nam.

- Trách nhiệm của Ban Quản lý chế độ chính sách BHXH: Hàng quý căn cứ cào báo cáo tổng hợp theo mẫu số 03B của BHXH các tỉnh, thành phố, tổng hợp việc xét duyệt trợ cấp và chuyển Ban Chi BHXH.

- Trách nhiệm của Ban Quản lý Chi BHXH: Căn cứ trên bảng tổng hợp theo mẫu số 03B do Ban Quản lý Chế độ chính sách chuyển đến để thực hiện chức năng quản lý chi theo quy định của BHXH Việt Nam.

- Trách nhiệm của Ban Kế hoạch – Tài chính: Căn cứ báo cáo tổng hợp theo mẫu số 03B do Ban Quản lý Chi Bảo hiểm xã hội chuyển đến, đối chiếu, điều chỉnh số kinh phí đã cấp cho Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố.

Như vậy, từ khi được triển khai thực hiện đến nay, chế độ thai sản đã

lao động, và đã đạt được những mục tiêu, đảm bảo đúng theo nguyên tắc của BHXH. Thể hiện:

+ Đối tượng tham gia BHXH nói chung và chế độ thai sản nói riêng đã được mở rộng. Theo đó quyền lợi về thai sản của hàng vạn lao động nữ được bảo đảm, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ đời sống vật chất, tinh thần cho lao động nữ trong thời gian sinh con và ni con sơ sinh. Nếu như trước năm 1995 chỉ có cán bộ cơng nhân viên chức nhà nước và lực lượng vũ trang mới thuộc diện được hưởng chính sách này thì từ năm 1995 đối tượng đã được mở rộng áp dụng thêm đối với các đơn vị sử dụng từ 10 lao động trở lên. Đặc biệt, để đáp ứng và phù hợp với sự phát triển về kinh tế xã hội của đất nước, đối tượng bắt buộc tham gia BHXH tiếp tục được bổ sung bằng Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ : Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức sau: Doanh nghiệp (DN) thành lập, hoạt động theo Luật (DN) Nhà nước; DN thành lập, hoạt động theo Luật DN; DN thành lập theo theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; DN của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác; các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội khác, lực lượng vũ trang; cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác; trạm y tế xã, phường, thị trấn; các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam; các tổ chức có sử dụng lao động. Người lao động làm việc và hưởng tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức theo Pháp lệnh công chức đều thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, theo đó đương nhiên được hưởng chế độ thai sản. Như vậy một lực lượng lớn lao động nữ đã thuộc phạm vi của chế độ thai sản, tạo động lực cho

người lao động hăng hái tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất và tái sản xuất ra sức lao động xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển bền vững.

+ Về điều kiện nhận trợ cấp thai sản: Thời gian trước đây, Bộ Luật Lao động chỉ cho phép lao động nữ được hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con thứ nhất, thứ 2. Nhưng tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động đã mở rộng phạm vi bảo hiểm, không khống chế số lần sinh con được hưởng bảo hiểm xã hội. Quy định mới này là một tiến bộ mới về chính sách BHXH, thể hiện bản chất của chế độ thai sản là trợ giúp cho người lao động nữ khi nghỉ việc để sinh con, đồng thời tách được chính sách kế hoạch hoá dân số ra khỏi chế độ thai sản.

+ Về thời gian nhận trợ cấp: Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp khi sinh con từ 4 tháng đến 6 tháng theo quy định của chính sách BHXH hiện hành, theo đánh giá chung của chuyên gia Tổ chức Lao động quốc tế ILO là rộng rãi và thể hiện sự ưu đãi đối với lao động nữ ở nước ta so với các nước trong khu vực ASEAN (ở Singgapore thời gian nghỉ là 8 tuần, ở Philippin là 60 ngày đối với sinh thường và 78 ngày đối với mổ đẻ, ở Thái Lan thời gian nghỉ là 3 tháng). Thời gian nghỉ dài như vậy sẽ giúp người lao động nữ hoàn toàn lấy lại sức khoẻ sau khi sinh con, và chuẩn bị tốt tâm lý cho một giai đoạn làm việc mới.

+ Về mức trợ cấp: Mức trợ cấp thai sản bằng 100% mức lương trước khi nghỉ và ngồi ra cịn được nhận trợ cấp 1 lần bằng 1 tháng lương làm căn cứ đóng BHXH cũng là những yếu tố thể hiện sự ưu việt của chính sách BHXH ở nước ta. Như vậy, người lao động sẽ hoàn toàn n tâm trong q trình nghỉ thai sản, họ khơng phải lo lắng về việc không đủ chi tiêu trong thời kỳ nghỉ thai sản điều này có lợi cho việc phát triển của thai nhi.

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp thai sản trong BHXH ở việt nam hiện nay (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)