Quy định của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về chế độ thai sản.

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp thai sản trong BHXH ở việt nam hiện nay (Trang 29 - 32)

IV/ CHẾ ĐỘ THAI SẢN TRONG HỆ THỐNG BHXH

1. Một số vấn đề về chế độ thai sản

1.3 Quy định của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về chế độ thai sản.

Công ước 03: Đây là công ước đầu tiên về thai sản được Tổ chức Lao

động quốc tế (ILO) thông qua ngày 29/10/1919 quy định trợ cấp thai sản đối với lao động nữ trong các ngành công nghiệp. Nội dung chủ yếu của công ước là quy định thời gian nghỉ thai sản cũng như những quyền lợi mà người lao động nữ được hưởng khi mang thai và sinh con. Cụ thể:

- Người lao động nữ tuyệt đối không được quay trở lại làm việc trong thời gian 6 tuần sau khi sinh.

- Người lao động nữ được quyền nghỉ việc nhận trợ cấp thai sản trong vòng 6 tuần trước khi sinh.

- Được quyền nhận trợ cấp chăm sóc y tế đối với cả mẹ và con.

Mức trợ cấp, thời gian nghỉ việc nhận trợ cấp cụ thể tuỳ thuộc vào luật pháp, quy định cũng như điều kiện của từng quốc gia.

Công ước 102: Năm 1952, Viện nghị của ILO đã thông qua công ước

102 quy định những tiêu chuẩn tối thiểu về Bảo đảm xã hội. Đây là Cơng ước có nội dung đầy đủ nhất, phát triển những tiêu chuẩn quốc tế về Bảo đảm xã hội.

Trong Cơng ước có quy định 9 nhánh chế độ chính trong hệ thống Bảo đảm xã hội, gồm:

- Chăm sóc y tế; - Trợ cấp ốm đau; - Trợ cấp thất nghiệp; - Trợ cấp tuổi già;

- Trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; - Trợ cấp gia đình;

- Trợ cấp thai sản; - Trợ cấp tàn tật;

- Trợ cấp chôn cất và mất người nuôi dưỡng.

Công ước quy định: một quốc gia được gọi là có hệ thống bảo hiểm xã hội phải thiết lập ít nhất 3 chế độ, trong đó ít nhất phải có 1 trong các chế độ:

trợ cấp tuổi già, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tai nạn lao động, trợ cấp tàn tật, trợ cấp chôn cất và mất người nuôi dưỡng.

Đối với trợ cấp TNLĐ-BNN và trợ cấp thai sản có thể vừa thực hiện trợ cấp bằng tiền vừa thực hiện trợ cấp bằng hiện vật.

Tài chính để thực hiện trợ cấp chủ yếu do sự đóng góp của các bên tham gia. Nhà nước có trách nhiệm quản lý chung về BHXH.

Điều kiện nhận trợ cấp thai sản: Tất cả những người phụ nữ khi mang thai, sinh đẻ đều được quyền hưởng trợ cấp thai sản.

Mức trợ cấp thai sản: Những người phụ nữ khi thai nghén, sinh đẻ được hưởng chăm sóc y tế và cịn được nhận trợ cấp định kỳ trong khoảng từ 45 – 75%.

Công ước 103: Ngày 28/6/1952, Tổ chức lao động quốc tế đã thông

qua công ước số 103. Nội dung của công ước lần này là quy định nội dung trợ cấp thai sản đối với người lao động nữ trong các ngành công nghiệp cả nhà nước và tư nhân. Những quy định này đã mang tính chất cụ thể hơn so với công ước 03 thông qua năm 1919. Cụ thể:

- Thời gian nghỉ thai sản trước và sau khi sinh đối với lao động nữ ít nhất là 20 tuần.

- Lao động nữ có quyền nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản 6 tuần trước khi sinh.

- Thời gian nghỉ tối thiểu sau khi sinh tuỳ thuộc vào quy định cụ thể của từng quốc gia nhưng khơng được ít hơn 6 tuần kể từ ngày sinh. Trong những trường hợp có chứng nhận của y tế về bệnh tật phát sinh sau khi sinh họ được quyền kéo dài thời gian nghỉ sau khi sinh.

- Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được quyền nhận trợ cấp bằng tiền và chăm sóc y tế:

+ Mức trợ cấp bằng tiền được quy định cụ thể theo luật pháp, quy định của từng quốc gia nhưng nó phải đảm bảo duy trì sức khoẻ cho người mẹ và đứa trẻ theo tiêu chuẩn mức sống tối thiểu.

Đối với những nước thực hiện trợ cấp thai sản theo hệ thống bảo hiểm xã hội bắt buộc thì mức trợ cấp được tính trên cơ sở mức thu nhập trước đó. Mức trợ cấp khơng được thấp hơn 2/3 mức thu nhập trước đó của người lao động nữ.

+ Chăm sóc y tế bao gồm: chăm sóc trước sinh, trong khi sinh và sau khi sinh bởi một bác sĩ đủ năng lực và trong một bệnh viện tuỳ theo sự lựa chọn của người mẹ.

Công ước 183: Đây là cơng ước có nội dung cụ thể nhất về chế độ trợ

cấp thai sản đối với tất cả mọi người lao động nữ được Tổ chức ILO thơng qua ngày 15/6/2000. Trong đó quy định cụ thể:

- Thời gian nghỉ việc nhận trợ cấp thai sản của lao động nữ tuỳ thuộc vào luật pháp và quy định của từng quốc gia nhưng không dưới 14 tuần.

- Thời gian nghỉ tối thiểu sau khi sinh là 6 tuần.

- Lao động nữ nghỉ sinh con được nhận trợ cấp cả bằng tiền và chăm sóc y tế. Mức trợ cấp tuỳ thuộc vào quy định của từng quốc gia, nhưng phải đảm bảo duy trì được sức khoẻ của người mẹ và đứa trẻ theo mức sống tối thiểu. Đối với những nước thực hiện trợ cấp trên cơ sở mức thu nhập trước đó thì mức trợ cấp khơng được thấp hơn 2/3 mức thu nhập trước khi nghỉ sinh con.

+ Trợ cấp y tế được thực hiện đối với cả người mẹ và đứa trẻ, bao gồm: chăm sóc trước sinh, trong lúc sinh và sau khi sinh.

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp thai sản trong BHXH ở việt nam hiện nay (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)