Tác dụng khơng mong muốn của decitabine

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và kết quả một số phác đồ điều trị hội chứng rối loạn sinh tủy tại Bệnh viện Bạch Mai và Viện Huyết học Truyền máu Trung ương (FULL TEXT) (Trang 103 - 105)

Tác dụng phụ Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)

Giảm bạch cầu trung tính (*) 29 59,2

Giảm tiểu cầu (*) 16 32,6

Giảm hồng cầu (*) 5 10,2 Chán ăn 18 36,7 Đau đầu 14 28,6 Táo bĩn 13 26,5 Nơn 11 22,4 Ho 10 20,4 Sốt 6 12,2 Tiêu chảy 8 16,3 Viêm phổi kẽ 8 16,3

Tăng men gan 8 16,3

Tăng đường máu 10 20,4

Giảm albumin 9 18,4

* Phân độ 3 và 4 theo tiêu chuẩn đánh giá các biến cố bất lợi

Nhận xét:

Đối với các biến cố bất lợi về máu ngoại vi, tỉ lệ bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu và giảm hồng cầu lần lượt là: 59,2%, 32,6% và 10,2%. Cĩ 11 tác dụng khơng mong muốn thường gặp khác với tỉ lệ như sau: chán ăn 36,7%, đau đầu 28,6%, táo bĩn 26,5%, nơn 22,4%, ho 20,4%, sốt 12,2%, tiêu chảy 16,3%, viêm phổi kẽ 16,3%, tăng men gan 16,3%, tăng đường máu 20,4% và giảm albumin 18,4%.

Chƣơng 4 BÀN LUẬN

Cho đến trước năm 2010, điều trị hỗ trợ và điều hồ miễn dịch là 2 phác đồ được chấp thuận trong điều trị hội chứng rối loạn sinh tủy. Ngày 12 tháng 3 năm 2010, Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ đã chấp thuận thuốc giảm methyl hố - decitabine trong điều trị hội chứng rối loạn sinh tủy. Năm 2015, "Hướng dẫn chẩn đốn và điều trị một số bệnh lý huyết học" của Bộ Y tế đã lần đầu đề cập đến phác đồ điều trị hội chứng rối loạn sinh tủy bằng decitabine76. Phác đồ decitabine đã mang đến tia hy vọng nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân rối loạn sinh tuỷ. Kể từ đĩ, điều trị hỗ trợ và decitabine truyền tĩnh mạch là hai phác đồ chính trong điều trị bệnh nhân hội chứng rối loạn sinh tủy tại Việt Nam. Cũng trong năm 2015, nhĩm nghiên cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy đã báo cáo kết quả ban đầu của 9 bệnh nhân hội chứng rối loạn sinh tủy được điều trị bằng decitabine101. Với mong muốn mang đến hiểu biết đầy đủ hơn và sâu sắc hơn về đặc điểm của nhĩm bệnh nhân hội chứng rối loạn sinh tủy và đánh giá hiệu quả của một số phác đồ trong điều trị hội chứng rối loạn sinh tủy, nghiên cứu này được thực hiện trên tổng số 139 bệnh nhân hội chứng rối loạn sinh tủy tại bệnh viện Bạch Mai và Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương từ tháng 11/2017 đến 8/2021. Trong đĩ, 34 bệnh nhân được phân tích đặc điểm di truyền phân tử.

4.1. Đặc điểm nhĩm bệnh nhân nghiên cứu

4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới

Tất cả đối tượng nghiên cứu của chúng tơi đều là người lớn tuổi với độ tuổi trung bình 62,6 ± 1,2. Kết quả trong nghiên cứu của chúng tơi cĩ sự tương đồng với tác giả Nguyễn Quang Hưng13

độ tuổi trung bình là 64,5. Theo Biểu đồ 3.2, nhĩm trên 50 tuổi chiếm đa số với tỉ lệ 84,2%, nhĩm dưới

50 tuổi chỉ chiếm 15,8%. Tác giả Haferlach (2014) cũng ghi nhận bệnh nhân HCRLST tủy chủ yếu gặp ở nhĩm trên 50 tuổi với 95,1%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và kết quả một số phác đồ điều trị hội chứng rối loạn sinh tủy tại Bệnh viện Bạch Mai và Viện Huyết học Truyền máu Trung ương (FULL TEXT) (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)