Tác giả Số bệnh nhân Tuổi trung bình
(năm)
Haferlach4 944 72,8
Jabbour102 113 70
Nguyễn Quang Hảo 139 62,6
Trên thế giới, các báo cáo trước đây đều ghi nhận HCRLST là bệnh của người lớn tuổi với 80 - 90% bệnh nhân được chẩn đốn trên 60 tuổi. Các tác giả Haferlach và Jabbour102 ghi nhận độ tuổi trung bình khi chẩn đốn của bệnh nhân HCRLST đều từ 70 tuổi (Bảng 4.1). Độ tuổi trung bình trong hai nghiên cứu trên cĩ xu hướng cao hơn khơng đáng kể so với nghiên cứu của chúng tơi, sự khác biệt cĩ thể đến từ đặc điểm dân số già ở các nước phát triển.
Đặc điểm chung về giới tính, nhĩm bệnh nhân HCRLST cĩ 53% bệnh nhân nam và 47% bệnh nhân nữ, tỉ lệ nam/nữ là 1,1. Các nghiên cứu trên thế giới đều ghi nhận tỉ lệ bệnh ở nam và nữ tương đương nhau. Trong khi đĩ,
một số tác giả tại Việt Nam cho thấy tỉ lệ bệnh nhân nam ưu thế hơn nữ. Tác giả Nguyễn Quang Hưng13
ghi nhận tỉ lệ nam/nữ là 1,47, tác giả Nguyễn Anh Trí103
cũng báo cáo tỉ lệ bệnh nhân nam cao hơn nữ. Tuy nhiên, sự khác biệt này khơng cĩ ý nghĩa thống kê mà do sự khác biệt về nhĩm bệnh nhân nghiên cứu.
4.1.2. Đặc điểm phân bố thể bệnh
Theo Bảng 3.1 khi phân tích 139 bệnh nhân nghiên cứu của chúng tơi thuộc 7 thể bệnh là: MDS-SLD, MDS-RS-MLD, MDS-MLD, MDS-EB-1, MDS-EB-2, HCRLST del(5q) và MDS/MPN. Trong đĩ, nhĩm bệnh nhân MDS-EB-1 và MDS-EB-2 chiếm tỉ lệ cao nhất (25,2% và 28,1%), tiếp đến là nhĩm bệnh nhân MDS-MLD (24,4%), MDS-SLD (15,8%), MDS-RS-MLD (3,6%), MDS del(5q) (2,2%), MDS/MPN cĩ tỉ lệ thấp nhất (0,7%).
Báo cáo của WHO 2016, cho thấy thể MDS-EB gặp ở 40% các trường hợp, MDS-MLD gặp ở 30% các trường hợp, MDS-SLD gặp ở 10-20% các trường hợp, các thể cịn lại cĩ tỉ lệ thấp hơn như MDS-RS-MLD (3-10%), MDS-U, MDS-del5q, MDS/MPN. Cĩ thể thấy rằng phân bố thể bệnh trong nghiên cứu của chúng tơi cũng tương đương với thống kê của WHO 2016. Phân loại của WHO 2016 được chỉnh sửa một phần theo WHO 2008. Bản cập nhật lần này hướng đến việc kết hợp các đặc trưng bất thường phân tử cĩ giá trị trong chẩn đốn và điều trị cùng với đĩ là sự hiểu biết về sinh bệnh học HCRLST. Nhưng theo WHO 2016 lại cĩ giá trị hạn chế về mặt tiên lượng, chính vì vậy cần sử dụng bảng phân tầng nguy cơ khác.
4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhĩm bệnh nhân nghiên cứu
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng
Kết quả trong Bảng 3.2 cho thấy triệu chứng thiếu máu thường gặp nhất chiếm tỉ lệ 95,7%; tiếp theo là nhiễm trùng với 37,4%; triệu chứng xuất huyết với 33,1%; các triệu chứng gan to, lách to, gầy sút cân, hạch ngoại vi ít gặp.
Thiếu máu thường gắn liền với biểu hiện mệt mỏi, ăn uống kém, da xanh nhợt, giảm khả năng lao động ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bảng 4.2 cho thấy tỉ lệ bệnh nhân HCRLST thiếu máu tại Việt Nam cĩ xu hướng cao hơn các nghiên cứu trên thế giới, điều này phần nào đĩ liên quan đến tình trạng thiếu máu trong cộng đồng
ở nước ta. Thực tế là bệnh nhân HCRLST tới viện khám chủ yếu vì các biểu hiện của thiếu máu, thường diễn ra thầm lặng. Một số bệnh nhân phát hiện tình cờ do khám sức khỏe.