Sau khi chứng minh G-CSF sản xuất có hoạt tính kích thích tăng sinh bạch cầu trung tính trong cơ thể động vật, chúng tôi tiến hành đánh giá khả năng điều trị bệnh của G-CSF tái tổ hợp. Đây là cơ sở để ứng dụng sản phẩm trong điều trị. Kết
quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.13.
Bảng 3.13. Lượng bạch cầu trung tính (%) tương ứng với các mẫu thử nghiệm sau khi tiêm theo phác đồ điều trị.
Ngày 0 Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Đối chứng 100±0% 23±8% 24±9% 15±2% 15±2% Leukocim 100±0% 24±8% 114±9% 118±4% 124±5%
G-CSF1 100±0% 39±1% 84±6% 90±7% 95±7%
G-CSF2 100±0% 32±11% 70±7% 62±4% 70±7%
Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7 Ngày 8
Đối chứng 7±4% 46±5% 46±5% 46±5%
Leukocim 135±7% 125±7% 119±2% 127±10% G-CSF1 108±11% 135±7% 117±5% 115±7% G-CSF2 79±12% 82±3% 104±5% 102±10%
Trang 72
Kết quả và Biện luận Luận văn Thạc sĩ Sinh học
Hình 3.19. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi lượng bạch cầu trung tính sau khi tiêm theo phác đồ điều trị tương ứng với các mẫu thử nghiệm
Dựa vào đồ thị kết hợp với phân tích thống kê, chúng tôi nhận thấy cả 3 mẫu Leukocim, G-CSF1, G-CSF2 đều có tác dụng chữa trị chứng suy giảm miễn dịch biểu thị ở số lượng bạch cầu được khôi phục và có xu hướng duy trì ổn định sau 4 ngày tiêm. Sau quá trình điều trị, sinh lý chuột vẫn bình thường chứng tỏ thuốc không gây độc đối với cơ thể. Tuy nhiên, có sự phục hồi khác nhau giữa các lô thí nghiệm, trong đó mẫu G-CSF1 có tác dụng mạnh hơn mẫu G-CSF2 nhưng không cao như sản phẩm thương mại là Leukocim.
Các kết quả thí nghiệm trên cho phép chúng tôi kết luận đã bước đầu xây
dựng được quy trình thử nghiệm hoạt tính G-CSF in vivo và áp dụng được quy trình
vào việc phân tích các mẫu G-CSF tái tổ hợp sản xuất. Các mẫu G-CSF thử nghiệm đều cho thấy hoạt tính kích thích tăng sinh bạch cầu trung tính và tác dụng điều trị bệnh, nhưng tác dụng này chưa cao như sản phẩm thương mại.
CHƯƠNG IV
Trang 74
Kết luận và Đề nghị Luận văn Thạc sĩ Sinh học