Phương pháp phân tích kết quả thử nghiệm G-CSF in vivo

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình thử nghiệm hoạt tính rhg CSF (recombinant humangranulocyte colony stimulating factor) và mô hình khảo sát tác động của rhg CSF theo phác đồ điều trị (Trang 27 - 28)

Kết quả thử nghiệm G-CSF in vivo được phân tích đánh giá dựa trên các chỉ

tiêu như số lượng, hình thái, chức năng bạch cầu trung tính, tính gây độc của thuốc 1.4.3.1. Số lượng và hình thái bạch cầu trung tính

Đây được xem là chỉ tiêu quan trọng nhất của thử nghiệm G-CSF trong điều

kiện in vivo vì chức năng chính của G-CSF là kích thích tăng sinh số lượng bạch

cầu trung tính.

1.4.3.2. Chức năng sinh học của bạch cầu trung tính

Chức năng thực bào: bạch cầu trung tính sau khi thu nhận từ chuột được

đánh giá khả năng thực bào bằng cách sử dụng các hạt nhựa đã được opsonin hóa. Bạch cầu được cố định, sau đó được ủ với các hạt nhựa trong môi trường huyết thanh chuột. Sau một thời gian, tiến hành dừng phản ứng thực bào bằng N- ethylmaleimide. Tiến hành nhuộm bạch cầu, sau đó phân loại số bạch cầu dựa vào số hạt bám trên tế bào. So sánh với mẫu đối chứng để thấy được hiệu quả thực bào.

Đánh giá khả năng miễn dịch đối với vi khuẩn S.aureus: chuột được gây suy

giảm miễn dịch bởi S.aureus, sau đó sẽ được tiêm G-CSF. Sau 24 giờ chữa trị, tiến

hành thu mẫu máu ở hai lô thí nghiệm và đối chứng, trải trên môi trường Soybroth,

đánh giá lượng khuẩn lạc S.aureus có trên môi trường. Tiến hành song song với

việc đếm số lượng bạch cầu có trong máu ở hai lô thí nghiệm và đối chứng.

Ngoài ra, còn có thể đánh giá kết quả thử nghiệm qua một số chỉ tiêu khác như: lượng superoxide trong máu chuột là sản phẩm của quá trình thực bào; khả năng gắn fMLP của bạch cầu trung tính.

Trang 22

Tổng quan tài liệu Luận văn Thạc sĩ Sinh học

1.4.3.3. Tính gây độc của thuốc

Đánh giá qua việc xác định các liều LD0 và LD100 trong đó LD0 là liều tối đa không gây chết chuột và LD100 là liều thấp nhất gây chết 100% số chuột thí nghiệm. Kết thúc thí nghiệm, cần tiến hành giải phẫu các chuột còn sống và chuột đã chết để so sánh sự biểu hiện bất thường ở nội tạng của chuột.

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình thử nghiệm hoạt tính rhg CSF (recombinant humangranulocyte colony stimulating factor) và mô hình khảo sát tác động của rhg CSF theo phác đồ điều trị (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)