Thử nghiệm tác động của G-CSF trong điều kiện in vivo bao gồm nhiều thử
nghiệm khác nhau:
Thử nghiệm tính gây độc
Với bản chất là một loại protein được sản xuất bởi hệ thống biểu hiện là
E.coli, G-CSF có thể gây độc đối với cơ thể. Thời gian thuốc gây độc dài hay ngắn
phụ thuộc vào liều sử dụng và sức khỏe của chuột. Chính vì vậy cần phải có các thử nghiệm đánh giá mức độ ảnh hưởng của thuốc khi sử dụng một lần, sử dụng nửa liều hoặc sử dụng liên tục trong thời gian dài.
Ngoài ra, cách tiêm thuốc cũng có tác động đến quá trình phát tán thuốc trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến tác động của thuốc. Có ba chế độ tiêm thuốc là: tiêm dưới tĩnh mạch (intravenous – IV), tiêm dưới da (subcutaneous – SC), tiêm dưới bụng (intraperitoneal – IP).
Thử nghiệm tác động của thuốc lên số lượng và chức năng của bạch cầu hạt trung tính
Để thực hiện được thử nghiệm này cần phải có mô hình động vật suy giảm miễn dịch. Từ những mô hình này, tiến hành sử dụng G-CSF như thuốc phục hồi miễn dịch. Các động vật được lựa chọn để sử dụng cho thử nghiệm này đều có thành phần máu và tỷ lệ % các loại tế bào máu tương đối giống người. Vì vậy, dựa vào sự tăng số lượng bạch cầu trên cơ thể động vật thí nghiệm, chúng ta có thể dự đoán sự tăng số lượng bạch cầu trên cơ thể người.
Ngoài tác động lên số lượng, G-CSF còn giúp tăng cường chức năng của các tế bào bạch cầu trung tính. Chúng đóng vai trò quan trọng trong sức đề kháng của cơ thể nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh. Chúng có thể bám vào thành mạch và
Trang 21
Tổng quan tài liệu Luận văn Thạc sĩ Sinh học
di chuyển khỏi mạch ở các mô. Ngoài ra, tế bào bạch cầu trung tính còn có khả năng phân hủy các hợp chất sau khi thực bào [8], [9].
Thử nghiệm các thông số của thuốc
Các thông số của thuốc bao gồm dược động lực học, độ tan, nhiệt độ biến tính, thời gian bán rã của thuốc trong huyết tương. Các thông số này rất quan trọng trong việc điều trị có vai trò quyết định khả năng chữa trị của thuốc.