Công tác xây dựng doanh nghiệp trong sạch, vững mạnh

Một phần của tài liệu Phương hướng, nhiệm vụ và những giải pháp chủ yếu tăng cường công tác phát triển đảng viêntrong các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở tỉnh phú thọ (Trang 142 - 144)

sạch, vững mạnh

Doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp ngồi nhà nớc nói riêng đều có mục đích chung là tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh để kiếm lời. Do đó, việc xây dựng doanh nghiệp vững mạnh là điều kiện cốt tử để doanh nghiệp không những tồn tại, mà phải đứng vững, ổn định và ngày càng phát triển. Đồng thời, khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng, phát triển tổ chức đảng, đảng viên và các tổ chức đoàn thể trong các doanh nghiệp. Tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp ngồi nhà nớc có nhiệm vụ lãnh đạo đảng viên, đoàn viên, hội viên là những ngời lao động thực hiện có chất lợng, hiệu quả kế hoạch sản xuất kinh doanh do chủ doanh nghiệp đề ra; phối hợp với chủ doanh nghiệp bảo đảm việc làm, thu nhập và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của ngời lao động, giúp cho ngời lao động yên tâm, gắn bó ới doanh nghiệp. Nh vậy, mục tiêu và lợi ích giữa tổ chức đảng, đảng viên, các đồn thể, chủ doanh nghiệp và cơng nhân, lao động trong doanh nghiệp là hồn tồn thống nhất với nhau. Vì vậy, việc xây dựng các doanh nghiệp ngoài nhà nớc trong sạch, vững mạnh phải là nhiệm vụ của mọi tổ chức, mọi thành viên trong doanh nghiệp.

Bản chất của các doanh nghiệp ngoài nhà nớc đều là vốn do tổ chức, cá nhân, các cổ đơng đóng góp để thành lập doanh nghiệp và tổ chức các hoạt động sản xuất kinh

doanh trong khuôn khổ pháp luật quy định với tính chất hồn tồn tự nguyện. Trong đó, việc bảo tồn, phát triển vốn là điều quan trọng nhất mà các chủ doanh nghiệp và các cổ đông quan tâm. Muốn làm đợc điều đó thì mọi hoạt động của các tổ chức, đồn thể trong hệ thống chính trị của doanh nghiệp đều phải hớng vào mục tiêu đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh làm nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Mặt khác, cũng từ bản chất của các doanh nghiệp ngoài nhà nớc nh trên, sẽ dễ dẫn tới sự phát triển của các yếu tố tự phát t bản chủ nghĩa ngay trong từng doanh nghiệp và nguy cơ chệch hớng xã hội chủ nghĩa là điều khó tránh khỏi nếu khơng có sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nớc đối với các doanh nghiệp ngồi nhà nớc. Vì vậy, phải xác định rõ đây là nhiệm vụ lãnh đạo chính trị chủ yếu của tổ chức đảng và đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nớc.

Cấp uỷ, tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nớc cần lãnh đạo các đoàn thể, đặc biệt là tổ chức cơng đồn phát động các phong trào thi đua hành động cách mạng sâu rộng trong công nhân, lao động trong doanh nghiệp, nhất là phong trào thi đua sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lợng sản phẩm. Tham gia với chủ doanh nghiệp trong việc hoạch định mục tiêu sản xuất kinh doanh, xây dựng chiến lợc sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh do chủ doanh nghiệp

đề ra. Đồng thời thờng xuyên giám sát chủ doanh nghiệp trong việc chấp hành chủ trơng đờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nớc, các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đảng của ngời lao động. Kiến nghị với các cấp có thẩm quyền và các cơ quan có liên quan giải quyết những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp và ngời lao động trong doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp ổn định, phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh đúng hớng, hiệu quả và đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu Phương hướng, nhiệm vụ và những giải pháp chủ yếu tăng cường công tác phát triển đảng viêntrong các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở tỉnh phú thọ (Trang 142 - 144)