Tính ăn mịn kim loạ

Một phần của tài liệu Giáo trình Nhiên liệu, dầu, mỡ và chất tẩy rửa - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 32 - 33)

Các cabuahydro có trong xăng khơng gây ăn mịn kim loại, sự ăn mòn kim loại khi tiếp xúc với nhiên liệu chỉ xuất hiện trong nhiên liệu có axit vơ cơ, kiềm, axit hữu cơ, lưu huỳnh và các hợp chất lưu huỳnh. Các axit vơ cơ và kiềm hịa tan trong nước gây ăn mòn kim loại rất mạnh, do đó khơng cho phép có trong xăng. Các axit hữu cơ có trong xăng là axit naphten, nó có trong xăng do từ dầu mỏ vào và các chất chưng cất khi chế biến dầu mỏ, hoặc tạo thành khi oxy hóa cacbuahydro. Axit hữu cơ khơng tác dụng với nhôm, tác dụng chủ yếu với thép và gang nhưng lại ăn mòn kim loại màu. Việc tách các liên kết chứa oxy ( trong đó có axit naphten và peoxit) ra khỏi xăng là một vấn đề phức tạp, mặt khác tác dụng ăn mòn của chúng yếu nên cho phép có trong xăng một lượng nhỏ và được đặc trưng bằng độ axit.

Độ axit được đánh giá bằng số mg KOH cần thiết trung hòa hết axit naphten trong 100ml nhiên liệu, còn các liên kết khác của oxy được xác định dưới dạng nhựa.

Các hợp chất của lưu huỳnh. Theo tác dụng ăn mòn người ta chia lưu huỳnh ra làm hai loại đó là loại hoạt động và loại kém hoạt động. Loại hợp chất lưu huỳnh hoạt động gây ăn mịn rất mạnh, do đó khơng cho phép có trong xăng, trong xăng chỉ cho

phép một lượng hợp chất lưu huỳnh kém hoạt động, thực tế loại này không gây ăn mịn kim loại.

Trong q trình cháy hỗn hợp nhiên liệu và khơng khí, tất cả các liên kết của lưu huỳnh đều tạo ra các sản phẩm ăn mịn kim loại rất mạnh đó là SO2 và SO3. Số lượng liên kết lưu huỳnh tăng thì sự mài mịn các chi tiết của động cơ tăng, sự mài mịn động cơ này làm giảm cơng suất và tính kinh tế của động cơ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nhiên liệu, dầu, mỡ và chất tẩy rửa - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)