D 445) 6 Cặn các bon của 10% cặn chưng
d. Tính khơng gây ăn mịn
3.2. Dầu truyền động.
- Dầu bôi trơn dùng cho hệ thống truyền động bao gồm dầu hộp số dầu cầu. Dầu truyền động làm việc trong điều kiện khác hẳn dầu bôi trơn động cơ. Nhiệt đô lớn nhất của bộ phận truyền động không vượt quá 1000C, ngược lại dầu truyền động lại làm việc trong điều kiện áp suất lại rất lớn từ (10000 ÷ 50000) KG/Cm2. Do đó dầu truyền động làm việc trong điều kiện hết sức nặng nhọc. Độ nhớt của dầu có ảnh hưởng lớn đến cường độ mài mòn của các chi tiết, nhất là bánh răng hộp số và cầu sau., làm ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất truyền động của hệ thống.
- Độ nhớt của dầu bôi trơn trong hệ thống truyền động ít thay đổi theo nhiệt độ (10 đến 35 CSt ở 1000C), như vậy độ nhớt của dầu truyền động lớn gấp 3 lần độ nhớt của dầu bôi trơn. Để tăng khả năng tạo màng dầu ở vùng có lớn trên bề mặt tiếp xúc của răng, người ta pha vào dầu bôi trơn hợp chất sun phit (FeS) hoặc sắt clo (FeCl2), các chất này có tác dụng tăng tính bền vững của màng dầu, ngăn ngừa sự xuất hiện của ma sát khô giữa các bề mặt tiếp xúc
- Kết cấu của hộp số, hộp số phụ, cầu chủ động, thường dùng cặp bánh răng thẳng, bánh răng nghiêng, bánh răng côn, bánh răng côn xoắn. Các kiểu truyền động, đặc điểm kết cấu, điều kiện vận hành, dựa vào đây để chọn và xác định chất lượng dầu bôi trơn.
- Để đảm bảo điều kiện bôi trơn và điều kiện vận hành bình thường của hệ thống truyền động, thì dầu bơi trơn hệ thống phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Đảm bảo tính chống ăn mịn, chống mài mịn + Có đặc tính nhớt nhiệt tốt
+ Khơng gây ăn mịn các chi tiết
+ Có độ ổn định hóa học tốt, khơng độc hại vạ có khả năng bảo vệ các chi tiết khỏi sự ăn mịn của các hợp chất hóa học.
- Dầu truyền động được phân loại như sau:
+ Phân loại theo hình thức và lĩnh vực sử dụng : Theo tiêu chuẩn GOST 174792-87 thì dầu truyền động được chia ra làm 4 nhóm.
Nhóm I: Chỉ dầu truyền động
Nhóm II: Chỉ cấp chất lượng của dầu ứng với lĩnh vực sử dụng Nhóm II: Chỉ cấp độ nhớt
Nhóm IV: Chỉ tính năng đặc biệt VD: TM – 1 – 18
+ Ký hiệu dầu theo một số hãng sản xuất được quy định như sau
GL1: Dầu truyền động dùng cho hệ thống truyền động bánh răng kiểu hình trụ, trục vít, cơn xoắn với tốc độ tải trọng nhẹ.
GL2: Dầu cho trục vít làm việc như điều kiện GL1, nhưng có yêu cầu cao về tính chống ma sát.
GL3: Dầu cho bánh răng côn xoắn, làm việc trong điều kiện khắc nghiệt về tốc độ và tải trọng.
GL4: Dầu cho bánh răng Hypoit làm việc với tốc độ cao, dầu này có pha các chất chống kẹt, xước.
GL5: Dầu cho hệ thống truyền động khắc nghiệt hơn GL4
GL6: Dầu cho hệ thống truyền động Hypoit có sự dịch chuyển dọc trục gây momen lớn khi tăng tốc và tải trọng va đập. Loại dầu này cũng được pha phụ gia chống kẹt xước chứa phốt pho lưu huỳnh nhiều hơn GL4.
VD: Shell DenTex 90 – API – GL1
+ Dầu truyên động phân theo cấp độ nhớt : Có các nhioms chủ yếu như SAE 75W, SAE 80W, SAE 85W, SAE 90 W, SAE 140 W, SAE 240W.
+ Dầu đa cấp độ nhớt: SAEW 85W/90, SAE 80W/140, SAE 85W/140.
+ Dầu truyền động có phụ gia chống mài mịn thì trước con số chỉ độ nhớt có chữ EP để chỉ khả năng chịu được tải trọng lớn, chữ HD chỉ dầu làm việc trong điều kiện khắc nghiệt.