D 445) 6 Cặn các bon của 10% cặn chưng
b. Khử tạp chất cho khí biogas
3.1.1.3. Chốn gơ xi hóa
- Nước là một nguyên nhân gây lên gỉ sét của các chi tiết được chế tạo từ kim loại. Khi hỗn hợp với nhiên liệu đốt cháy trong động cơ sẽ sinh ra một lượng nước nhất định. Mặc dù phần lớn lượng nước này ở thể hơi thốt ra ngồi ống xả, tuy nhiên vẫn còn lượng nhỏ tồn tại trong xylanh qua xéc măng và ngưng tụ lại trong các te. Hiện tường này thường xảy ra khi thời tiết lạnh hay khi động cơ chưa được sưởi ấm. Thêm vào đó là những sản phẩm phụ sinh ra do nhiên liệu cháy khơng hết, những khí cháy có tính ăn mịn cũng lọt qua xec măng và ngưng tụ trong các te và hòa tan với dầu bơi trơn. Ngồi ra cịn có các chất axit được tạo thành do sự oxy hóa dầu, vì vậy khả năng tạo gỉ sét và ăn mịn càng trở nên trầm trọng. Các chi tiết cần được bảo vệ và chống ăn mòn.
- Màng dầu bôi trơn phủ trên bề mặt các chi tiết ma sat có tác dụng chống gỉ cho các chi tiết trong thời gian ngừng hoạt động, nhất là các bộ phận ẩm ướt như tuốc bin hơi nước, máy móc làm việc trên cơng trường. Ngồi ra chúng cịn hạn chế tối đa
sự lan truyền các chất axit một sản phẩm của quá trình cháy lưu huỳnh trong động cơ diesel.
- Tuổi thọ của động cơ phụ thuộc một phần vào khả năng trung hòa của dầu máy đối với những chất có tác dụng ăn mịn. Để dầu bơi trơn đảm bảo được chức năng này thì phải dùng các chất phụ gia mang tính kiềm, có tác dụng trung hịa axit tạo ra nhiên liệu cháy. Thơng thường trong q trình sử dụng dầu bôi trơn, hàm lượng phụ gia này giảm dần, khi tỷ lệ phụ gia giảm dưới quy định cho phép thì dầu bơi trơn khơng cịn đủ phẩm chất nữa, khi đó phải thay thế.
3.1.1.4. Làm mát
- Do ma sát tại các bề mặt làm việc phát sinh ra nhiệt. Mặt khác một số chi tiết như piston-xylanh còn nhận nhiệt của khí cháy truyền đến. Do đó nhiệt độ của một số chi tiết rất cao, có thể phá hỏng điều kiện làm việc bình thường của động cơ như bó kẹt, kích nổ, giảm hệ số nạp. Nhằm giảm nhiệt độ của các chi tiết thì động cơ được trang bị hệ thống làm mát để động cơ hoạt động. Nhiều người cho rằng việc làm mát động cơ đều dựa hoàn toàn vào hệ thống làm mát, nhưng trên thực tế hệ thống làm mát chỉ thực hiện được 60% công việc. Nước làm mát chỉ làm mát trên phần đỉnh piston, long xylanh còn trục khuỷu và các ổ đỡ, bánh răng thì đều được làm mát bằng dầu bôi trơn. Dầu bơi trơn có nhiệm vụ tản bớt nhiệt khi tham gia bơi trơn. Đặc biệt dầu bơi trơn là phương tiện chính làm mát piston, thực tế cho thấy khi dòng dầu làm mát dẫn đến đỉnh dưới của piston bị trục trặc thì piston sẽ bị bó kẹt ngay. Qua những thực nghiệm thấy rằng, nhiệt độ cháy thường từ (1090 ÷ 1650) 0C. Nhiệt độ này truyền xuống tay biên, thiếc và chì là kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp được dùng để chế tạo các bạc đỡ, khi dầu bơi trơn có nhiệt độ thấp hơn sẽ hấp thụ bớt lượng nhiệt cao rồi đưa qua hệ thống làm mát. Nếu vì một lý do nào đó mà lượng dầu bơi trơn khơng đủ để tản bớt nhiệt khí nhiệt độ q ngưỡng an tồn, sẽ làm cho các bạc bị pha hủy.
- Chức năng làm mát của dầu bơi trơn địi hỏi dầu phải chịu được nhiệt độ cao, tức là dầu phải có tính ổn định nhiệt, khơng bị biến chất do tác dụng của oxy trong khơng khí ở nhiệt độ cao. Để đạt được tính ổn định đó, trên thực tế phải nhờ đến những chất phụ gia chống oxy hóa. Để đảm bảo bơi trơn và làm mát tốt thì phải sử dụng dầu phù hợp và mức dầu phải lớn hơn mức tối thiểu cho phép.
3.1.1.5. Làm kín
Màng dầu bôi trơn ngăn cách các chi tiết chuyển động của động cơ, ngồi tác dụng bơi trơn, giảm ma sát, chống mài mịn cịn có tác dụng làm kín. Trên thực tế, bề mặt xéc măng, rãnh xéc măng và thành xylanh khơng trơn tru, qua quan sát kính hiển vi ta thấy chúng nhấp nhơ. Chính vì thế xéc măng khơng thể ngăn cản hồn tồn khí cháy có áp suất cao từ buồng cháy lọt xuống các te. Vì vậy dầu bơi trơn có chức năng lấp đầy những khoảng trống giữa bề mặt xec măng và xylanh có tác dụng làm kín để ngăn chặn tối đa các khí lọt qua xec măng và xylanh xuống các te. Độ kin khít này phụ thuộc vào độ nhớt của dầu bôi trơn.
3.1.1.6. Làm sạch
- Trên bề mặt ma sát, trong quá trình làm việc thường có các mạt kim loại tách ra khỏi bề mặt làm việc. Dầu bôi trơn sẽ cuốn trôi các mạt kim loại này tránh cho bề mặt ma sát khỏi bị cào xước. Vì vậy khi động cơ chạy rà sau khi lắp ráp và sửa chữa thường có nhiều mạt kim loại nên phải dùng dầu bơi trơn có độ nhớt nhỏ để tăng khả năng rửa trôi mạt kim loại và sau khi chạy rà phải thay nhớt mới có độ nhớt phù hợp hơn.
- Trong động cơ diesel, khi nhiên liệu cháy tạo ra muội than, càn tránh hiện tượng muội bám chặt lên thành vách xylanh, piston, những tạp chất này tạo ra căn dầu máy đó là cặn bùn và cặn cứng
+ Cặn bùn: Được tạo thành do sự kết hợp giữa hơi nước và bụi. Ban đầu cặn bùn tồn tại ở những hạt rất nhỏ mà bầu lọc không thể tách chúng ra được. Lúc ban đàu thì tác hại khơng lớn vì chúng cịn ít và rời rạc. Nhưng cùng với thời gian cặn bùn tích tụ nhiều, đóng cục lại gây tác hại làm hạn chế sự lưu thông của dầu.
+ Cặn cứng: Là sản phẩm của quá trình oxy hóa của những hợp phần ổn định của dầu ở nhiệt độ và áp suất cao. Cặn cứng làm thành một lớp áo cứng trên các chi tiết của động cơ có nhiệt độ cao, các cặn cứng này làm cho động cơ làm việc không ổn định.
- Dầu bôi trơn với chất phụ gia tẩy rửa sẽ có khả năng ngăn chặn sự tích tụ của cặn bùn và cặn cứng, giữ cho bề mặt chi tiết luôn được sạch sẽ và tạo điều kiện cho động cơ hoạt động một cách trơn tru hơn. Tâm quan trọng gữa các công dụng của dầu bôi trơn động cơ thay đổi rất nhiều, phụ thuộc vào cơ chế bôi trơn và phụ thuộc vào các loại máy móc bơi trơn. Ví dụ đối với một thiết bi quay nào đó thì chức năng giảm ma sát giữa trục và cổ trục là quan trọng nhất, nhưng đối với một loại máy cán tơn mỏng khác thì chức năng làm nguội lại là quan trọng hơn. Thêm nữa các công dụng ngày lại phụ thuộc lẫn nhau, trên thực tế phải chấp nhận sự nhân nhượng nào đó.
- Để đảm bảo công dụng của dầu bơi trơn, u cầu dầu bơi trơn phải có thành phần và chất lượng phù hợp. Thành phần và chất lượng đó phụ thuộc vào chất lượng dầu gốc và các loại phụ gia sử dụng để pha chế cũng như các điều kiện xưởng pha chế dầu bôi trơn.