Đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội (Trang 37 - 39)

Chiến lƣợc Phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020 nêu quan điểm: “Phát triển dạy nghề là sự nghiệp và trách nhiệm của toàn xã hội; là một nội dung quan trọng của chiến lƣợc, quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; đòi hỏi phải có sự tham gia của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phƣơng, các cơ sở dạy nghề, cơ sở sử dụng lao động và ngƣời lao động để thực hiện đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trƣờng lao động”.

Nhƣ vậy đáp ứng nhu cầu xã hội là định hƣớng quan trọng của hệ thống đào tạo nghề trong thời gian tới, vì:

Một là: Mỗi quan hệ giữa đào tạo nghề và nhu cầu xã hội là quan hệ “Cung - Cầu”. Nếu xét mối quan hệ giữa hệ thống đào tạo nhân lực, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy mối quan hệ đào tạo với nhu cầu xã hội rất chặt chẽ và khăng khít với nhau. Nhiệm vụ chủ yếu của đào tạo nghề là cung cấp nhân lực kỹ thuật trực tiếp cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đội ngũ này phải đáp ứng cả về chất, về lƣợng cũng nhƣ cơ cấu ngành nghề và cơ cấu trình độ phù hợp với yêu cầu tăng trƣởng kinh tế, phát triển xã hội của đất nƣớc trong từng giai đoạn. Kinh tế - xã hội càng phát triển thì nhu cầu về lao động

có kỹ năng càng tăng, khi đó đào tạo nhân lực càng có điều kiện phát triển và ngƣợc lại. Do vậy đào tạo nhân lực phải gắn với việc làm. Việc làm trong thị trƣờng lao động là thƣớc đo nhu cầu xã hội. Nếu đào tạo không gắn với nhu cầu xã hội sẽ ngay lập tức xuất hiện hiện tƣợng mất cân đối, vừa thừa vừa thiếu nhân lực nhƣ hiện nay. Tuy nhiên mối quan hệ “cung - cầu” này luôn tồn tại dƣới dạng “Cân bằng động” điều đó cho thấy đào tạo nghề phải linh hoạt, thích ứng với nhu cầu xã hội luôn thay đổi.

Hai là: Quan hệ giữa nhu cầu xã hội thông qua thị trƣờng lao động đối với đào tạo nghề thực chất là mối quan hệ “Khách hàng”. Một câu hỏi đƣợc đặt ra là khách hàng là ai? Trong đào tạo nghề, có thể phân loại khách hàng nhƣ sau:

- Ngƣời học - khách hàng thứ nhất. Ngƣời học lựa chọn nghề, trình độ đào tạo, chƣơng trình và thời gian đào tạo để có cơ hội tìm kiếm việc làm, hoặc tự tạo việc làm trong thị trƣờng lao động để lập thân, lập nghiệp, hoặc nâng cao trình độ và sở thích của bản thân;

- Các chủ sử dụng lao động - khách hàng thứ hai. Chủ sử dụng lao động mua hàng hóa sức lao động trên thị trƣờng để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và chất lƣợng dịch vụ. Trong trƣờng hợp này sản phẩm hàng hóa sức lao động phải thỏa mãn nhu cầu đầu tƣ của chủ sử dụng lao động. Để có thể lựa chọn nhân lực phù hợp với nhu cầu của mình, trong quan hệ với các cơ sở dạy nghề, chủ sử dụng lao động phải thực sự nhƣ một khách hàng: đặt mua sản phẩm theo nhu cầu - đầu tƣ, trả kinh phí cho việc mua sản phẩm sức lao động;

- Chính phủ, các bộ, ngành, địa phƣơng - khách hàng thứ ba. Chính phủ, các ngành, các địa phƣơng tùy theo yêu cầu chung hoặc những yêu cầu đặc thù (ví dụ nhu cầu đặc thù đối với những nghề kỹ thuật cao, những nghề nặng nhọc, những nghề thị trƣờng lao động cần ít nhƣng ít ngƣời đi học, đào tạo cho đối tƣợng chính sách, ngƣời dân tộc thiểu số…).

Để đào tạo nghề thích ứng với nhu cầu xã hội cần xây dựng phƣơng pháp tiếp cận hiệu quả trong đó quan trọng nhất là có sự tham gia của các đối tƣợng liên quan trong đào tạo bao gồm: cơ sở cung cấp dịch vụ đào tạo nghề (các cơ sở dạy nghề) - cơ sở sử dụng lao động (doanh nghiệp) - sản phẩm qua đào tạo (ngƣời tốt nghiệp). Các đối tƣợng này tạo nên tam giác cân trong mối quan hệ “Cung - cầu”. Tiếp cận này cho phép xác định đƣợc những khoảng trống, những điểm nghẽn trong cung cầu nhân lực qua đào tạo nghề để có thể đƣa ra những nội dung và biện pháp phù hợp cho hoạt động liên kết giữa

nhà trƣờng và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)