1.6 Kinh nghiệm về liên kết và quản lý hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề
1.6.2. Quản lý hoạt động hợp tác trong đào tạo nghề ở Châ uÁ
1.6.2.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Cho đến đầu thập niên 60 của Thế kỷ 20, Hàn Quốc là một nƣớc lạc hậu về kinh tế, cơng nghệ sản xuất. Chính sách phát triển ĐTN của Hàn Quốc trong suốt thập niên qua luôn gắn liền với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, đáp ứng yêu cầu của thực tế sản xuất, chú trọng cơng bằng trong học nghề. Nhà nƣớc đóng vai trị chủ đạo trong phát triển ĐTN, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quản lý ĐTN, trực tiếp tổ chức hoạt động ĐTN thông qua Cơ quan Nguồn nhân lực Hàn Quốc (Korea Manpower Agency). Chính phủ Hàn Quốc liên tục xem xét và cải thiện hệ thống ĐTN, đƣa ra các giải pháp phát triển ĐTN nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội; ban hành Luật Dạy nghề vào năm 1967, Luật tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia năm 1973 nhằm xây dựng hệ thống chứng chỉ nghề, đặc biệt Luật cơ bản về dạy nghề năm 1976 bắt buộc các DN phải tham gia vào phát triển ĐTN.
Chính sách của Hàn Quốc rất coi trọng sự tham gia đóng góp của DN trong ĐTN. Luật Cơ bản về dạy nghề năm 1976 không những quy định các điều kiện bắt buộc các DN thanh tốn chi phí cho ĐTN mà cịn khuyến khích hình thức ĐTN tại DN. Luật quy định các DN có số lƣợng cơng nhân nhất định phải ĐTN tại DN hoặc đóng phí đào tạo. Số lƣợng cơng nhân quy định thay đổi theo từng thời kỳ: năm 1974 là hơn 500 ngƣời, năm 1976: 300 ngƣời, năm 1990: 150 ngƣời. Nếu DN không thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nhà nƣớc đánh thuế đào tạo để chi cho phát triển ĐTN. Thuế đào tạo tăng 0,17% quỹ lƣơng đối với DN có 300 cơng nhân trở lên vào năm 1987, 0,62% quỹ lƣơng đối với DN có 150 cơng nhân trở lên vào năm 1992 [46].
Chính sách ĐTN của Hàn Quốc mềm dẻo, linh hoạt và thƣờng xuyên đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu từng giai đoạn phát triển KT-XH nhằm thích ứng với điều kiện mới và yêu cầu phát triển nhân lực của đất nƣớc. Chẳng hạn: vào giai đoạn thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ hai (1967-1971), khi Hàn Quốc thiếu nhân lực kỹ thuật, Chính phủ ban hành Luật Dạy nghề năm 1967, trong đó chú trọng phát triển về số lƣợng nhân lực qua ĐTN. Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch năm năm lần thức ba và thứ tƣ (1972-1981), khi Hàn Quốc cần cơng nhân có kỹ năng nghề cao, Chính phủ u cầu xây dựng hệ thống Cơ sở dạy nghề chất lƣợng cao; cải tiến nội dung và chƣơng trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi nền kinh tế với cơ cấu nhân lực kỹ thuật nghề
thấp sang nền kinh tế với cơ cấu nhân lực có kỹ năng nghề cao.
Chính phủ Hàn Quốc khuyến khích các thành phần xã hội tham gia phát triển ĐTN, áp dụng chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập Cơ sở dạy nghề nhƣ: cho vay ƣu đãi với lãi suất thấp (dƣới giá giao dịch của thị trƣờng), vay dài hạn (thời hạn 10 năm) với giá trị có thể lên tới 90% chi phí dành cho mua sắm thiết bị dạy học; miễn các khoản thuế thu nhập tại địa phƣơng, thuế môn bài, thuế bất động sản.
Hàn Quốc dành ngân sách ƣu tiên cho phát triển ĐTN nhằm tăng cƣờng điều kiện đảm bảo chất lƣợng đào tạo. Từ thập niên 60 của thế kỷ trƣớc, Chính phủ đã đầu tƣ mạnh mẽ cho ĐTN nhằm xây dựng nên tảng nhân lực và công nghệ vững mạnh cho sự phát triển của đất nƣớc. Tỷ trọng ngân sách dành cho giáo dục chiếm vị trí lớn nhất trong tổng chi tiêu ngân sách của nhà nƣớc. Năm 1999, Chính phủ nâng ngân sách cho giáo dục lên 4,8% tổng sản phẩm quốc dân (GNP), trong đó ngân sách cho ĐTN chiếm 8,9%.
Chính phủ quan tâm tích cực đến chính sách ĐTN cho các đối tƣợng thiệt thịi, gờm những ngƣời thuộc diện trợ cấp xã hội, nông dân nghèo, ngƣời thất nghiệp, phụ nữ có chờng, ngƣời già và ngƣời tàn tật. Từ năm 1993, chƣơng trình đào tạo xúc tiến việc làm cho các đối tƣợng thiệt thòi đƣợc áp dụng. Ngƣời học nghề thuộc diện này đƣợc Chính phủ hỗ trợ chi phí về tiền ăn, kinh phí đào tạo, cịn các Cơ sở dạy nghề đƣợc hỗ trợ chi phí đào tạo.
Những nỗ lực và chính sách thúc đẩy phát triển hệ thống ĐTN nhằm nâng cao năng lực của ngƣời học nghề là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong việc phát triển nhân lực đáp ứng Nhu cầu xã hội ở Hàn Quốc.
1.6.2.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Điểm nổi bật của nền giáo dục Nhật Bản là triển khai ứng dụng thành quả của những phát minh khoa học mới. Với quan điểm này, ĐTN rất đƣợc quan tâm trong chính sách phát triển KT-XH. Để có đủ nhân lực qua ĐTN cung cấp cho thị trƣờng lao động, Chính phủ Nhật bản rất chú trọng đến quy hoạch mạng lƣới Cơ sở dạy nghề. Hệ thống ĐTN ở Nhật Bản bao gồm: Cơ sở dạy nghề công lập, Cơ sở dạy nghề tƣ nhân và Cơ sở dạy nghề tại DN. Các DN đóng vai trong quan trọng trong việc nâng cao năng lực của ngƣời lao động, là nơi cung cấp dịch vụ ĐTN tại chỗ. Đa số các doanh nghiệp lớn nhƣ Hitachi, Nippon Electric, Sony điều có những trung tâm đào tạo riêng để đào tạo
các trình độ khác nhau từ cơng nhân đến kỹ sƣ và cán bộ quản lý.
Nhật Bản từ lâu đã coi trọng nhu cầu của thị trƣờng lao động đối với chất lƣợng nguồn nhân lực. Đào tạo nghề ở Nhật Bản chuẩn bị cho ngƣời học tiếp cận việc làm, trang bị năng lực thích ứng với những thay đổi của thị trƣờng lao động. Để đáp ứng yêu cầu của thực tế sản xuất, các hoạt động đào tạo, đào tạo lại ở các DN có vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Sau khi tốt nhiệp các khóa ĐTN trong nhà trƣờng, học sinh cịn đƣợc học nghề tại các DN trƣớc khi làm việc để có đƣợc những kỹ năng phù hợp với yêu cầu của DN. Họ đƣợc cung cấp những kiến thức chủ yếu để nắm bắt đƣợc cơ sở khoa học - kỹ thuật và những kỹ năng cơ bản trong môi trƣờng sản xuất hiện đại.
Các DN đều rất coi trọng công tác đào tạo và đào tạo lại cho ngƣời lao động. Việc đào tạo và bồi dƣỡng cho ngƣời lao động bắt đầu từ những khóa học nhập mơn cung cấp cho họ kiến thức cơ sở về nghề nghiệp, tìm kiếm quá trình sản xuất. Tiếp theo là đào tạo tại chỗ và gửi đi tham gia các khóa đào tạo định kỳ ở một trƣờng dạy nghề nhằm làm tăng tính linh hoạt, đảm bảo khả năng thích ứng với mơi trƣờng làm việc.
Để nâng cao năng lực đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, Nhật Bản tăng cƣờng hợp tác đào tạo với các nƣớc thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản với các hoạt động nhƣ: cử chuyên gia đi giúp phát triển ĐTN, hỗ trợ thiết bị đào tạo, thực hiện chƣơng trình phát triển kỹ năng nghề quốc tế.
1.6.2.3. Kinh nghiệm của Malaysia
Cũng nhƣ Việt Nam, điểm xuất phát của nền kinh tế Malaysia là từ nông nghiệp. Tỷ lệ dân số sống dƣới mức nghèo khổ của Malaysia năm 1972 là 37%. Do nhận thức phát triển ĐTN là động lực góp phần tạo nên tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội, nên Malaysia rất chú trọng đến phát triển ĐTN, cói đó là một trong những nhân tố quan trọng dẫn đến sự thành công trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội.
Việc phát triển nguồn nhân lực luôn luôn gắn liền với đáp ứng nhu cầu thị trƣờng lao động. Đào tạo - phát triển nguồn nhân lực - việc làm là ba nhân tố có quan hệ hữu cơ đƣợc Chính phủ Malaysia đặc biệt quan tâm. Cơng tác ĐTN đƣợc hình thành và phát triển trong tổng thể phát triển ng̀n nhân lực, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế bền vững và nâng cao khả năng cạnh tranh của quốc gia này trên trƣờng quốc tế đầy thách thức.
Căn cứ Luật phát triển nguồn nhân lực ban hành năm 1992, Quỹ phát triển nguồn nhân lực đƣợc thành lập. Mục tiêu của quỹ là nhằm phục vụ cho công tác đào tạo lại và nâng cao kỹ năng của ngƣời lao động, đáp ứng nhu cầu sản xuất. Các chủ sở hữu lao động trong khu vực sản xuất chế tạo và một số khu vực dịch vụ phải đóng góp cho quỹ theo tỷ lệ 1% trên quỹ tiền lƣơng. Quy mô ban đầu của quỹ là 35 triệu USD, trong đó Chính phủ đóng góp 50%. Tất cả những ngƣời sử dụng lao động có đăng ký tại Malaysia, nếu thỏa mãn các điều kiện nhƣ: có đóng thuế phát triển ng̀n nhân lực, tiến hành công tác đào tạo, đào tạo lại ngƣời lao động là công nhân Malaysia, đều đƣợc hƣởng lợi từ Quỹ.
Chính phủ đóng vai trong quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực, tạo ra sức cạnh tranh và giải quyết những vấn đề tăng lao động có kỹ năng nghề cao bằng cách khuyến khích khu vực tƣ nhân tham gia đào tạo và đào tạo lại. Hệ thống đào tạo song hành quốc gia (National dual training system) đƣợc Malaysia bắt đầu triển khai vào năm 2005 để đào tạo công nhân tri thức đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đây là một hình thức đào tạo kết hợp giữa đào tạo tại Cơ sở dạy nghề với đào tạo tại nơi làm việc. Sinh viên đã ra trƣờng hoặc những công nhân đang làm việc nếu đáp ứng đƣợc các tiêu chí đề ra sẽ đƣợc DN tài trợ học việc (thợ học việc) tại DN. Thợ học việc đƣợc nhận một số tiền trợ cấp nhất định từ DN trong thời gian đào tạo từ 6 đến 24 tháng tùy thuộc vào chƣơng trình và chứng chỉ do DN lựa chọn và phải có trách nhiệm làm việc cho DN trong thời gian nhất định. Họ đƣợc những ngƣời đang làm việc tại DN đào tạo kỹ năng thực hành và giáo viên giảng dạy lý thuyết và các kỹ năng cơ bản tại trung tâm đào tạo. Những ngƣời học việc đạt kết quả trong các bài kiểm tra sẽ đƣợc Cục phát triển kỹ năng cấp Chứng nhận nghề quốc gia. Hệ thống đào tạo song hành quốc gia có ƣu thế hơn so với hình thức đào tạo tại các trƣờng/trung tâm bởi vì chƣơng trình đào tạo dựa trên quá trình làm việc trong cơng việc thực tế; cung cấp các hoạt động đào tạo tại môi trƣờng sản xuất với những máy móc, thiết bị hiện đại.
* Kinh nghiệm có thể áp dụng vào điều kiện Việt Nam
Qua kinh nghiệm phát triển ĐTN của Hàn Quốc, Nhật Bản, CHLB Đức và Malaysia có thể rút ra đƣợc những vấn đề sau:
Kết quả phát triển ĐTN đáp ứng Nhu cầu xã hội phụ thuộc vào trình độ quản lý của nhà nƣớc. Do vậy, cần tăng cƣờng vai trò và hiệu quả quản lý nhà nƣớc trong việc lập kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát sự phát triển của hệ thống;
Quản lý ĐTN bằng pháp luật là một đặc trƣng chung của các nƣớc, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho pháp triển ĐTN;
Mơ hình quản lý ĐTN của các nƣớc đều hƣớng tới mục tiêu phát triển ĐTN theo nhu cầu xã hội; chuyển mạnh từ đào tạo nhân lực theo hƣớng cung sang đào tạo theo hƣớng cầu; gắn kết nhiệm vụ đào tạo giữa cơ sở dạy nghề với DN, tạo việc làm, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế;
Tăng cƣờng các điều kiện đảm bảo chất lƣợng đào tạo; chú trọng cải tiến nội dung, chƣơng trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thị trƣờng lao động; tăng ngân sách cho phát triển ĐTN;
Phát triển ĐTN đòi hỏi sự tham gia của nhiều thành phần dƣới sự chỉ đạo của cơ quan chính phủ có sự phối hợp của các bên để đảm bảo sự thành công của hệ thống;
Coi trọng phát triển khu vực ĐTN tƣ nhân; áp dụng chích sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập Cơ sở dạy nghề tƣ thục nhƣ: cho vay ƣu đãi với lãi suất thấp (dƣới giá giao dịch của thị trƣờng), vay dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị dạy học; miễn/giảm một số khoản thuế nhƣ thuế thu nhập, thuê môn bài, thuế bất động sản khi các tổ chức, cá nhân thực hiện các dịch vụ ĐTN;
Đẩy mạnh sự phát triển chặt chẽ giữa Cơ sở dạy nghề và DN trong các hoạt động ĐTN nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo; ƣu tiên hình thức kết hợp giữa đào tạo tại Cơ sở dạy nghề với đào tạo tại DN giúp ngƣời học có cơ hội tiếp cận nhanh với thực tiễn sản xuất; xây dựng cơ chế hợp tác giữa Cơ sở dạy nghề và DN; đề ra các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao trách nhiệm của DN tham gia một cách tồn diện vào q trình đào tạo; han hành quy chế quy định các điều kiện bắt buộc DN thanh tốn chi phí cho ĐTN tùy theo mức độ và HQ cung cấp dịch vụ đào tạo của DN;
Lập quỹ ĐTN với sự đóng góp của các chủ sử dụng lao động để thƣởng cho các tổ chức, cá nhân có thành tích trong phát triển ĐTN, đặc biệt là trong hoạt động đào tạo và đào tạo lại, nâng cao năng lực của ngƣời lao động.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Chất lƣợng đào tạo nghề chịu sự ảnh hƣởng của nhiều yếu tố nhƣ: mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo; phƣơng pháp đào tạo; đặc điểm hoạt động học tập của học sinh cơ sở dạy nghề; đội ngũ giáo viên dạy nghề; cơ sở vật chất, phƣơng tiện thiết bị dạy học; sự liên kết giữa cơ sở dạy nghề với DN, v.v. Trong đó mối quan hệ liên kết giữa cơ sở dạy nghề với DN có một vai trị đặc biệt, nhất là trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế có sự cạnh tranh khốc liệt về chất lƣợng sản phẩm, kể cả loại sản phẩm đặc biệt đó là ng̀n nhân lực đã qua đào tạo.
Việc nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề là một yêu cầu bức thiết nhằm đáp ứng sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc trong giai đoạn hiện nay. Nó địi hỏi các thế hệ ngƣời lao động phải đƣợc đào tạo một cách linh hoạt, đáp ứng đƣợc những biến động của thị trƣờng. Nghĩa là chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực không chỉ đƣợc thể hiện ở kiến thức, kỹ năng và thái độ. Theo quan điểm hiện đại, thì ba mặt này mới chỉ là phần cứng của chất lƣợng đào tạo mà điều quan trọng hơn, chất lƣơng đào tạo phải đƣợc thể hiện ở phần mềm, đó là năng lực sáng tạo và khả năng thích ứng.
Năng lực sáng tạo và khả năng thích ứng khơng phải là bản năng mà do trải qua rèn luyện. Môi trƣờng tốt nhất để phát triển khả năng này cho ngƣời học nghề là thực tiễn sản xuất tại doanh nghiệp. Tạo môi trƣờng thuận lợi cho ngƣời học nghề là trách nhiệm của tồn xã hội đối với cơng tác đào tạo nghề hiện nay, và cần phải nhấn mạnh, trách nhiệm trƣớc hết là thuộc về các nhà quản lý về dạy nghề. Chính bản thân họ phải ý thức đƣợc việc cần phải cải tổ công tác quản lý để không ngừng tăng cƣờng mối quan hệ liên kết với DN góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề.
Ngoài ra, kinh nghiệm của các nƣớc về phát triển ĐTN rất phong phú và thực tiễn cần lựa chọn và áp dụng phù hợp với điều kiện Việt Nam.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT GIỮA CƠ SỞ DẠY NGHỀ VÀ DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ