.9 Đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội (Trang 64)

Để tìm hiểu tính hiệu quả quản lý hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề với DN trong đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội ở Hải Phòng, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của các hiệu trƣởng trƣờng nghề, cán bộ quản lý các cấp và chủ các DN có liên quan với câu hỏi mở sau:

Ơng (Bà), đánh giá như thế nào về hiệu quả quản lý hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề với DN trong đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội ở Hải Phòng

Kết quả thể hiện qua Bảng 2.9 dƣới đây:

Bảng 2.9 Đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề với DN trong đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội ở Hải Phòng với DN trong đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội ở Hải Phòng

Stt Các nội dung của hoạt động quản lý HT CBQL DN

1 Phát triển hệ thống thông tin đào tạo nghề

và nhu cầu xã hội 2,66 2,4 2,05 2,28

2 Hoàn thiện và đổi mới cơ chế quản lý hoạt động liên kết đào tạo và sử dụng lao động

2,56 2,3 1,75 2,08

3 Cải tiến mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo phù hợp với thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp

3,44 2,4 2,3 2,59

4 Bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho cán bộ giáo viên phù hợp với thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp

3,0 2,3 2,1 2,36

5 Đầu tƣ, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu học tập phù hợp với thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp

3 2,2 2,15 2,35

6 Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về liên kết đào tạo nghề giữa cơ sở dạy nghề và DN

2,66 2,0 1,6 1,95

Kết quả đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề với DN trong đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội ở Hải Phòng của các khách thể đƣợc biểu thị qua Biểu đồ 2.1

0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 ND 1 ND2 ND3 ND4 ND5 ND6

Hiệu trƣởng Cán bộ quản lý Doanh nghiệp

Biểu đồ 2.1 Đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề với DN trong đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội ở Hải Phòng của các khách thể

Qua Bảng 2.9 và Biểu đồ 2.1 ta thấy, cùng một nội dung đánh giá nhƣng giữa bên cung (cơ sở dạy nghề) và bên cầu (DN) có sự chênh nhau khá xa về khoảng cách. Hiệu trƣởng cơ sở dạy nghề luôn đánh giá hiệu quả các tác động quản lý của mình nhằm tăng cƣờng liên kết với DN trong đào tạo cao hơn nhiều so với DN đánh giá về họ, kể cả khách thể trung gian là CBQL các cấp họ cũng đánh giá rất thấp so với hiệu trƣởng, tuy nhiên cao hơn DN một chút. Căn cứ số liệu điều tra thì tính hiệu quả của các nội dung quản lý hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề với DN trong đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội ở Hải Phòng đang thực hiện còn thấp. Theo đánh giá của chính các hiệu trƣởng cơ sở dạy nghề thì chƣa có một nội dung nào mà hiệu quả đạt mức 3,5 điểm, trung bình chung là 2,87 điểm, thấp nhất là 2,56 điểm. Theo đánh giá của CBQL các cấp thì tính hiệu quả cịn thấp hơn một chút, cụ thể: nội dung cao nhất là 2,4 điểm, thấp nhất là 2,0 điểm, trung bình trung là 2,29 điểm. Nếu so với đánh giá của các DN thì tính hiệu quả của các nội dung này thấp hơn nữa. Cụ thể, cao nhất là nội dung "Cải tiến mục tiêu, nội dung chƣơng trình" đạt 2,3 điểm, thấp nhất là nội dung " Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về liên kết đào tạo nghề giữa cơ sở dạy nghề và DN " đạt 1,6 điểm, trung bình trung đạt 2,03 điểm.

Nhƣ vậy, các tác động quản lý về liên kết đào tạo nghề giữa cơ sở dạy nghề và DN ở Hải Phòng đang thực hiện là chƣa phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn dẫn đến chất lƣợng đào tạo chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của DN.

sở dạy nghề và DN đáp ứng nhu cầu xã hội ở Hải Phòng, tác giả thấy: * Về mặt mạnh:

- Các đờng chí hiệu trƣởng có bề dày kinh nghiệm về tổ chức quản lý quá trình đào tạo nghề và thâm niên cơng tác. Một số đờng chí đã mạnh dạn đột phá trong việc liên thông liên kết với các đối tác để huy động ng̀n kinh phí, trang thiết bị dạy nghề.

- Trình độ chun mơn của các đờng chí hiệu trƣởng đáp ứng u cầu so với chức vụ đảm nhiệm. Cụ thể cấp CĐ nghề 100% trình độ thạc sĩ; cấp TC và SC nghề 100% trình độ đại học. Trình độ về quản lý giáo dục: Thạc sĩ chiếm 11,11%, hệ bồi dƣỡng 88,89%.

- Chất lƣợng đào tạo của các trƣờng đang đƣợc nâng lên; hoạt động liên kết với doanh nghiệp đang dần đƣợc chú trọng.

- Mơi trƣờng hợp tác thơng thống và chủ trƣơng liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và DN đang đƣợc các cấp bộ ngành từ trung ƣơng đến địa phƣơng khuyến khích và ủng hộ.

* Mặt yếu:

- Đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lƣợng vừa yếu về chất lƣợng so với yêu cầu thực tiễn của công tác dạy nghề hiện nay.

- Cơ sở vật, chất trang thiết bị phục vụ dạy nghề nghèo nàn và lạc hậu, vẫn cịn tình trạng phải tận dụng những máy móc thiết bị đã hỏng ở các doanh nghiệp và trang thiết bị tự chế tạo để dạy nghề. Việc huy động ng̀n kinh phí trang bị cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách nhà nƣớc.

- Chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp đào tạo chuyển biến chƣa tích cực, chƣa bám sát nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, việc đổi mới còn chậm, chƣa thƣờng xuyên đƣợc cập nhật. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song phƣơng pháp đào tạo nhìn chung vẫn mang tính truyền thụ một chiều, chƣa thực sự phát huy tính chủ động sáng tạo của ngƣời học. Phong trào nghiên cứu khoa học còn thấp, chƣa kết hợp tốt giữa học tập chính khóa với ngoại khóa. Nội dung kiểm tra, thi cịn thiếu tính thống nhất.

2.2.4. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý hoạt động liên kết giữa cơ sở

dạy nghề với DN trong đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội

* Nguyên nhân khách quan:

- Hệ thống cơ chế quản lý, chính sách chƣa đờng bộ, chƣa có văn bản dƣới luật hƣớng dẫn cụ thể về hoạt động liên kết, chƣa đủ mạnh để tạo động lực thúc đẩy liên kết.

- Phân công phân cấp quản lý chỉ đạo cịn chờng chéo giữa các cơ quan tổ chức, sở, ban, ngành. Trình độ, năng lực quản lý của các cấp có thẩm quyền phụ trách quản lý đào tạo nghề chƣa đáp ứng với yêu cầu thực tiễn, nhiều cán bộ chƣa đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ về công tác quản lý giáo dục.

- Thiếu hệ thống thông tin dự báo về nhu cầu của doanh nghiệp và thị trƣờng lao động.

- Nội dung chƣơng trình chƣa đƣợc chuẩn hóa, thống nhất theo các nhóm nghề và ngành đào tạo.

- Nguồn ngân sách phục vụ mua sắm trang thiết bị, bồi dƣỡng năng lực giáo viên cán bộ quản lý chƣa đáp ứng yêu cầu đào tạo trong giai đoạn mới.

* Nguyên nhân chủ quan

- Trong công tác quản lý, một số đờng chí hiệu trƣởng cịn chịu ảnh hƣởng của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chƣa thực sự năng động, linh hoạt trong việc cải tiến chất lƣợng đào tạo theo hƣớng "cung" sang "cầu".

- Năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ giáo viên còn nhiều hạn chế, chƣa đƣợc chuẩn hóa và cịn thiếu. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên chƣa đồng bộ, chƣa tƣơng xứng với nhiệm vụ và quy mô của các trƣờng.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy nghề còn hạn chế, đang trong giai đoạn từng bƣớc hồn thiện.

- Tính năng động, sáng tạo của các trƣờng còn hạn chế, chƣa bắt kịp yêu cầu phát triển của thị trƣờng và xã hội để chủ động trong việc chọn nghề và quyết định quy mô tuyển sinh cũng nhƣ tổ chức quá trình đào tạo.

- Quy mô, cơ cấu các nghề đào tạo chậm đổi mới theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trƣờng, chủ yếu là tập trung vào các ngành nghề truyền thống, hoặc đào tạo theo khả năng đã có.

- Chƣa kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học của tác giả, giữa học tập chính khóa với ngoại khóa, v.v

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Qua tổng hợp và phân tích kết quả điều tra, khảo sát về thực trạng tác giả nhận thấy quy mô và tiềm năng phát triển đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội là rất lớn.

Nhận thức của hiệu trƣởng các cơ sở dạy nghề và cán bộ quản lý đào tạo nghề các cấp về vai trò của hoạt động liên kết giữa trƣờng nghề và doanh nghiệp đối với việc nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề là khá tốt.

Các yếu tố đã và sẽ ảnh hƣởng tới sự liên kết giữa các bên về cơ bản đều đƣợc đánh giá là "tốt" cho cả hai phía cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp.

Tuy vậy, các nội dung đƣợc triển khai trong hoạt động quản lý liên kết giữa cơ sở dạy nghề và DN về đào tạo nghề đang sử dụng là chƣa thực sự thiết thực và hiệu quả. Trên thực tế hoạt động liên kết này diễn ra một cách tự phát và hình thức, mức độ chƣa cao, hệ quả của nó là chất lƣợng đào tạo nghề hiện nay chƣa đáp ứng đƣợc so với nhu cầu của xã hội.

Do vậy, để tăng cƣờng hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề với DN nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của DN, đề tài sẽ tập trung đề xuất một số biện pháp quản lý sau:

- Phát triển hệ thống thông tin đào tạo nghề và nhu cầu xã hội;

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về liên kết đào tạo nghề giữa cơ sở dạy nghề và DN;

- Hoàn thiện và đổi mới cơ chế quản lý hoạt động liên kết đào tạo và sử dụng lao động;

- Đổi mới mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo;

- Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên dạy nghề phù hợp với thực tiễn sản xuất của DN;

- Tăng cƣờng cơ sở vật chất và thiết bị phù hợp với thực tiễn sản xuất ở DN.

Kết quả nghiên cứu về thực tiễn nêu trên đã giúp làm sáng tỏ các vấn đề lý luận ở Chƣơng I, đồng thời là cơ sở để tác giả tiến hành đề xuất các biện pháp phù hợp. Để nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề theo hƣớng đáp ứng yêu cầu của xã hội, nhiệm vụ của đề tài là phải nghiên cứu và đề xuất đƣợc các biện pháp quản lý khoa học nhằm tăng cƣờng sự liên kết giữa cơ sở dạy nghề với DN trong đào tạo. Đây chính là nội dung đƣợc trình bày ở chƣơng III của đề tài.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT GIỮA

CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ VÀ DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI

3.1 . Định hƣớng phát triển dạy nghề

3.1.1. Thời cơ và thách thức đối với phát triển đào tạo nghề

3.1.1.1. Thời cơ

Bối cảnh trong nƣớc và quốc tế tạo điều kiện thuận lợi đối với ĐTN. Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển biến mạnh từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa; cơ chế quản lý mang nặng yếu tố chủ quan, quan liêu bao cấp làm cho đào tạo tách rời sản xuất đang dần dần đƣợc thay thế bằng chủ trƣơng nâng cao quyền tự chủ của các cở sở đào tạo, góp phần thu hẹp dần khoảng cách giữa đào tạo với nhu cầu xã hội;

Để thực hiện mục tiêu “đến năm 2020, nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại” [10], Đảng và Nhà nƣớc ngày càng quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực trong đó có nhân lực qua ĐTN. Chủ trƣơng phát triển mạnh hệ thống ĐTN đƣợc khẳng định trong nhiều văn kiện quan trọng của Đảng nhƣ Nghị Quyết Đại hội đảng tồn quốc các khóa VIII, IX, X, XI;

Sự ổn định về chính trị là cơ sở vững chắc cho phát triển KTXH, thu hút các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài đầu tƣ phát triển ĐTN tại Việt Nam;

Việt Nam đang tiến hành hợp tác quốc tế song phƣơng và đa phƣơng với nhiều quốc gia trong nhiều lĩnh vực. Nhờ đó, những thành tựu đạt đƣợc trong ĐTN của nhân loại giúp ĐTN nƣớc ta nhanh chóng tiếp cận với ĐTN tiên tiến của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.

3.1.1.2. Thách thức

Hệ thống thông tin thị trƣờng lao động nƣớc ta chƣa đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ công tác quản lý, dẫn tới năng lực dự báo về cung - cầu lao động và xây dựng kế hoạch phát triển ĐTN cịn hạn chế; cơng tác hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện còn thiếu nhất quán; thực trạng quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực trong những năm qua còn nhiều bất cập. Việc quy hoạch, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực giữa các ngành, vùng và địa phƣơng trong cả nƣớc cũng cịn nhiều chờng chéo và thiếu các mục tiêu cụ thể;

Để tăng số lƣợng, nâng cao chất lƣợng nhân lực qua ĐTN địi hỏi phải có ng̀n lực lớn để tăng cƣờng các điều kiện đảm bảo chất lƣợng nhƣ phát triển đội ngũ GV và CBQLDN, đổi mới chƣơn trình đào tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phù hợp với Nhu cầu xã hội. Trong thực tế, nguồn lực đầu tƣ cho ĐTN còn hạn chế, ảnh hƣởng lớn đến việc cải thiện các điều kiện đảm bảo chất lƣợng đào tạo;

Quy mơ DN ở Việt Nam nhìn chung cịn nhỏ bé, phần lớn là DN vừa và nhỏ; khả năng đầu tƣ phát triển sản xuất hạn chế, lợi nhận thấp, dẫn tới tiền lƣơng của ngƣời lao động trực tiếp làm ra sản phẩm chƣa cao; điều kiện và mơi trƣờng làm việc cịn kém. Do vậy, học sinh phổ thông thƣờng chọn học đại học hơn là học nghề;

Định hƣớng nghề nghiệp cịn thiên lệch về cơng việc hành chính, lao động gián tiếp. Tuy nhận thức của xã hội về học nghề đã có chuyển biến tích cực, song phần lớn phục huynh muốn con em mình theo học đại học, cao đẳng hơn là học nghề. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới các cơ sở dạy nghề gặp khó khăn trong cơng tác tuyển sinh. Trong khi đó, cơng tác thơng tin, tuyên truyền, tƣ vấn và hƣớng nghiệp về ĐTN chƣa thực sự đủ sức thuyết phục để xã hội, nhất là học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông, hiểu đúng và lựa chọn nghề là một trong những con đƣờng lập thân, lập nghiệp.

Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - cơng nghệ dẫn đến sự thay đổi tính chất, nội dung thực hiện các công việc của một nghề và sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới; lao động kỹ thuật với công nghệ lạc hậu đang đƣợc thay thế bằng lao động kỹ thuật hiện đại; đồng thời, diễn ra các xu hƣớng nhƣ chuyển dịch từ nhân lực đƣợc đào tạo kỹ năng hẹp sang rộng, hoặc từ kỹ năng rộng sang chuyên sâu. Do vậy, ngƣời lao động phải không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp để có đủ năng lực thích ứng với những thay đổi của môi trƣờng làm việc. Triết lý “học suốt đời”, “xây dựng một xã hội học tập” đòi hỏi hệ thống ĐTN phải đáp ứng kịp thời và phù hợp với nhu cầu ngƣời học.

Cạnh tranh kinh tế các nƣớc ngày càng gay gắt, lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về quốc gia có ng̀n nhân lực chất lƣợng cao. Trong thực tế, năng lực cạnh tranh của nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)