Quản lý hoạt động liên kết trong đào tạo nghề ở Châu Âu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội (Trang 43 - 44)

1.6 Kinh nghiệm về liên kết và quản lý hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề

1.6.1. Quản lý hoạt động liên kết trong đào tạo nghề ở Châu Âu

1.6.1.1. Kinh nghiệm của Cộng hòa liên bang Đức (CHLB Đức)

Các hoạt động phát triển ĐTN đáp ứng nhu cầu sản xuất đã góp phần tăng trƣởng kinh tế của CHLB Đức thông qua áp dụng mơ hình đào tạo song hành và đổi mới chƣơng trình đào tạo.

Đổi mới Chƣơng trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thị trƣờng lao động.

Năm 1974, Ủy ban đào tạo nghề liên bang, sau này là Ban giáo dục liên bang, đã đƣa ra những tiêu chí đối với những chƣơng trình ĐTN đƣợc cơng nhận ở cấp quốc gia, trong đó có những tiêu chí gắn đào tạo với nhiệm vụ đáp ứng Nhu cầu xã hội nhƣ: những kỹ năng đƣợc đào tạo phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thị trƣờng lao động; đào tạo nhân lực có năng lực làm việc và có khả năng ứng dụng kiến thức đã học trong diện rộng; ĐTN phải có những đóng góp đáng kể trong việc nâng cao năng lực hội nhập xã hội của ngƣời học, phù hợp với những vấn đề phát sinh trong xã hội trong tƣơng lai.

Theo số liệu thống kê của Viện tƣ vấn - Đào tạo (Bildungs - und Beratungsinstitut GmbH) của Cộng hòa liên bang Đức, trong giai đoạn 1990-2005 đã có 148 nghề đào tạo đã đƣợc thay đổi chƣơng trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu thị trƣờng lao động.

Mơ hình đào tạo song hành (Dual system).

Luật Dạy nghề năm 1969 của CHLB Đức đƣợc coi là cơ sở pháp lý quan trọng để phát triển hệ thống ĐTN song hành. Luật nhấn mạnh trách nhiệm của xã hội đối với ĐTN; đƣa ra những quy định chi tiết về quyền lợi và trách nhiệm của các nhóm xã hội tham gia ĐTN, đặc biệt là ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động.

Đào tạo song hành là mơ hình gắn đào tạo với thực tế sản xuất, mơ hình hợp tác đào tạo giữa nhà trƣờng và DN nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động. Hằng tuần, học sinh học một số ngày ở trƣờng và một số ngày ở DN. Ở trƣờng, học sinh đƣợc học các mơn văn hóa, lý thuyết chun mơn kết hợp với thực hành cơ bản một cách có hệ thống. Tại DN, học sinh học thực hành trong môi trƣờng sản xuất với những máy móc hiện đại; nhờ đó có điều kiện nâng cao tay nghề, đạo đức nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của DN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)