Quản lý các hoạt động liên kết đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội (Trang 39 - 43)

1.5.1. Nội dung quản lý:

Quản lý các hoạt động liên kết đào tạo nghề là việc quản lý chặt chẽ các điều kiện, hờ sơ quy trình thực hiện liên kết đào tạo theo quy định của pháp luật bao gồm: điều kiện thực hiện liên kết đào tạo đối với đơn vị chủ trì đào tạo, đơn vị phối hợp đào tạo, quản lý hồ sơ liên kết đào tạo, quy trình thực hiện liên kết đào tạo, bảo quản và bảo quản, lƣu giữ hồ sơ liên kết đào tạo,…

Hoạt động quản lý liên kết đào tạo chủ yếu dựa trên chế độ báo cáo trong hoạt động liên kết đào tạo do đơn vị chủ trì đào tạo thực hiện theo quy định của pháp luật gửi cơ quan chức năng và khi phát hiện những vƣớng mắc trong hoạt động liên kết, thủ trƣởng hai đơn vị liên kết có trách nhiệm cùng hợp tác với nhau để xử lý. Nếu vƣớng mắc vƣợt quá khả năng xử lý của hai bên, đơn vị chủ trì đào tạo báo cáo cơ quan có thẩm quyền cho phép liên kết đào tạo để xử lý.

1.5.2. Quy trình quản lý

Qua việc tìm hiểu khái niệm "quản lý" tác giả nhận thấy, q trình quản lý ln tờn tại bốn thành tố cấu trúc, đó là: chủ thể quản lý, đối tƣợng quản lý, khách thể quản lý và mục tiêu quản lý. Dƣới sự tác động tự giác của chủ thể quản lý, các thành tố này ln có sự tác động qua lại với nhau và nhờ đó chủ thể quản lý thực hiện các nội dung nhiệm vụ quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu quản lý. Để đạt đƣợc mục tiêu quản lý, bao giờ chủ thể quản lý cũng phải sử dụng các công cụ, phƣơng tiện, phƣơng pháp, biện pháp để tác động lên đối tƣợng quản lý. Vậy biện pháp quản lý nhằm tăng cƣờng liên kết với trong đào tạo của cơ sở dạy nghề đƣợc hiểu nhƣ thế nào? Tác giả sẽ căn cứ vào sơ đồ của khái niệm quản lý để luận giải:

Sơ đồ 1.10 Biện pháp quản lý của cơ sở dạy nghề nhằm tăng cường quan hệ liên kết với DN trong đào tạo

Theo sơ đồ trên, hiểu một cách khái quát nhất thì: + Chủ thể quản lý là hiệu trƣởng cơ sở dạy nghề;

+ Đối tƣợng quản lý là: hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề với DN trong đào tạo;

+ Khách thể quản lý là các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình liên kết giữa cơ sở dạy nghề với DN, có thể là từ hệ thống khác hoặc các ràng buộc của môi trƣờng;

+ Mục tiêu quản lý là tăng cƣờng liên kết với DN trong đào tạo nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề.

Vậy theo tác giả, biện pháp quản lý nhằm tăng cƣờng liên kết với DN trong đào tạo của trƣờng nghề là cách làm có ý thức của người hiệu trưởng nhằm điều khiển, tác

động lên mối quan hệ liên kết với DN trong đào tạo và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình liên kết đó để đạt được mục tiêu là tăng cường liên kết với DN trong đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

1.5.3. Tổ chức quản lý

Căn cứ trên cơ sở nghiên cứu lý luận và bƣớc đầu tìm hiểu thực tiễn, luận văn sẽ đề cập tới một số biện pháp tổ chức quản lý hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề với DN trong đào tạo hiện nay nhƣ sau:

1.5.3.1. Phát triển hệ thống thông tin đào tạo nghề và nhu cầu xã hội

Cùng với thực tế công nghệ thông tin và truyền thông phát triển mạnh mẽ nhƣ hiện Chủ

thể QL

Nội dung, nhiệm vụ

Khách thể QL Đối tƣợng QL

Biện pháp

Công cụ, phƣơng tiện

Mục tiêu quản lý

nay, việc thiết lập cũng nhƣ trao đổi thông tin thƣờng xuyên giữa nhà trƣờng và DN sẽ hết sức thuận lợi cho hoạt động liên kết đào tạo.

Thông tin là những tri thức về những đối tƣợng mà con ngƣời trao đổi với nhau. Trong một tổ chức, thông tin là phƣơng tiện để kết nối và thống nhất mọi hoạt động, làm thay đổi phƣơng thức tổ chức để đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức.

Hệ thống thông tin về đào tạo nghề và nhu cầu xã hội là công cụ để thu thập, đánh giá cung cấp thông tin về nhu cầu xã hội đối với đào tạo nghề, tăng cƣờng năng lực dự báo về thị trƣờng lao động, tạo thế cân bằng động giữa cung và cầu, phục vụ công tác xây dựng kế hoạch phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Đây chính là cơ sở quan trọng cho việc cải tiến mục tiêu, nội dung chƣơng trình nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo. Nhờ quá trình thiết lập trao đổi hệ thống thông tin cho nhau, mối quan hệ hợp tác giữa nhà trƣờng và DN ngày một gắn bó hơn.

1.5.3.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về liên kết đào tạo nghề giữa cơ sở dạy nghề và DN

Chính sách của Nhà nƣớc quy định rõ về vai trò, trách nhiệm, phạm vi…của hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề với DN sẽ tạo hành lang pháp lý, bảo đảm bình đẳng hài hịa lợi ích giữa ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động và lợi ích chung; tạo mơi trƣờng phù hợp để nhà trƣờng, doanh nghiệp và ngƣời học phối hợp với nhau để nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội. Do vậy, thƣờng xuyên bổ sung hồn thiện cơ chế chính sách mới giúp tạo lập cũng nhƣ phát huy thúc đẩy mối quan hệ liên kết giữa hai bên.

1.5.3.3. Hoàn thiện và đổi mới cơ chế quản lý hoạt động liên kết đào tạo và sử dụng lao động

Trong cơ chế thị trƣờng, loại hình và phƣơng thức hoạt động của DN rất phong phú và đa dạng (từ cơ cấu tổ chức, nhận sự, cách thức quản lý, điều hành, đến tổ chức sản xuất, v.v.). Do vậy, cơ sở dạy nghề và DN phải chủ động thƣờng xuyên bổ sung và hồn thiện phƣơng thức, hình thức và mức độ liên kết cho phù hợp với tình hình thực tế của DN cũng nhƣ của nhà trƣờng. Có thể liên kết trong tổ chức đào tạo, trong sản xuất kinh doanh; cung cấp đội ngũ chuyên gia, nhân lực trong một thời gian ngắn hoặc lâu dài thông qua ký kết các hợp đồng kinh tế. Thông qua ký kết hợp đồng kinh tế, trách nhiệm và quyền lợi của các bên đƣợc xác định cụ thể, qua đó cơ hội việc làm của học sinh sẽ tốt hơn, DN có đội ngũ nhân lực theo yêu cầu mong muốn, nhà trƣờng đạt đƣợc

mục tiêu chính trị của mình, có thêm ng̀n kinh phí để tăng cƣờng phát triển cơ sở vật chất và cải thiện đời sống của cán bộ, nhân viên.

1.5.3.4. Đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo

Đây là biện pháp mang tính triệt để nhất nhằm tăng cƣờng mối quan hệ liên kết giữa cơ sở dạy nghề với DN trong đào tạo. Nhờ đó mà mục tiêu, nội dung chƣơng trình gần sát với yêu cầu của sản xuất, sản phẩm đào tạo dễ đƣợc DN tín nhiệm và đặt hàng. Để thực hiện biện pháp này đạt hiệu quả, nhất thiết phải có sự tham gia của DN trong việc xây dựng mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo. Thực hiện biện pháp này chính là tuân thủ nguyên lý cơ bản trong giáo dục: học đi đôi với hành, lý luận đi liền với thực tiễn, nhà trƣờng gắn liền với xã hội, qua đó mối quan hệ liên kết giữa nhà trƣờng với DN ngày càng khăng khít hơn.

1.5.3.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề phù hợp với thực tiễn sản xuất của DN

Khi mục tiêu, nội dung chƣơng trình đã có sự thay đổi nhằm tiệm cận với yêu cầu của sản xuất thì việc bời dƣỡng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, giáo viên theo hƣớng tiếp cận nhu cầu của thị trƣờng lao động là tất yếu. Tuy vậy, việc thay đổi cách nghĩ, thói quen của con ngƣời khơng hề dễ dàng, cần phải tuyên truyền thay đổi nhận thức của họ và có những chính sách đãi ngộ, thƣởng phạt hợp lý thì mới có thể khiến cho đội ngũ giáo viên có động lực để tích cực học tập nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ. Việc thực thi kế hoạch liên kết là do đội ngũ giáo viên đảm nhiệm, cho nên chất lƣợng của đội ngũ này có vai trị quan trọng trong việc tăng cƣờng mối quan hệ liên kết giữa cơ sở đào tạo nghề với DN.

1.5.3.6. Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị phù hợp với thực tiễn sản xuất ở DN

Xuất phát từ sự biến động của thị trƣờng khiến cho quy mô ngành nghề, chất lƣợng sản phẩm của DN liên tục có sự thay đổi, để đảm bảo chất lƣợng đào tạo theo hƣớng phù hợp với sự biến động của thị trƣờng, nhất thiết phải cập nhật, bổ sung thƣờng xuyên về trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất. Đây là vấn đề khó khăn mn thuở đối với các cơ sở dạy nghề hƣởng ngân sách đào tạo của nhà nƣớc. Thực tế, để tăng sức mạnh cạnh tranh, DN luôn đầu tƣ, cải tiến công nghệ sản xuất, nên việc liên kết với DN sẽ giúp cho học sinh đƣợc thực tập trên mơ hình có thực với các công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)