Hoàn thiện và đổi mới cơ chế quản lý hoạt động liên kết đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội (Trang 83)

3.4 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề vớ

3.4.3. Hoàn thiện và đổi mới cơ chế quản lý hoạt động liên kết đào tạo

lao động

3.3.3.1 Mục tiêu

Hoàn thiện và đổi mới cơ chế quản lý hoạt động liên kết đào tạo và sử dụng nhân lực nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả đào tạo, gắn mục tiêu, nội dung đào tạo với thực tiễn sản xuất, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội.

3.3.3.2 Nội dung biện pháp

- Đánh giá tổng thể các hình thức, phƣơng thức và mức độ liên kết với DN hiện có của cơ sở dạy nghề;

- Xây dựng kế hoạch hồn thiện, đổi mới phƣơng thức, hình thức và mức độ liên kết với DN trong đào tạo nghề;

- Tổ chức thực hiện kế hoạch đã đề ra theo tiến độ dự kiến;

- Thƣờng xun rà sốt, đánh giá tình hình thực hiện để có những quyết định tác động phù hợp với tình hình biến động thực tế của từng DN đang liên kết.

3.3.3.3. Tổ chức thực hiện

- Bƣớc 1: Xây dựng kế hoạch

+ Đánh giá tổng thể các hình thức, phƣơng thức và mức độ hợp tác giữa nhà trƣờng với các DN, chỉ rõ điểm mạnh, điểm yếu để làm cơ sở cho việc hoàn thiện và đổi mới hình thức, phƣơng thức và mức độ hợp tác mới.

+ Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, quy định rõ ràng các phƣơng pháp và cách thức thực hiện; có thể thành lập đơn vị sản xuất trực thuộc nhà trƣờng theo đúng chức năng và quy định hiện hành.

+ Cần xác định rõ ràng chỉ tiêu, dự kiến về nhân lực, vật lực và tài lực. + Cần xác định cụ thể về tiến độ, lộ trình thực hiện.

+ Trên cơ sở hình thức hợp tác với DN đang hiện có, cần mạnh dạn thí điểm hình thức hợp tác mới ở mức độ cao hơn nhƣ từ hình thức hợp tác đào tạo tuần tự đang áp dụng có thể thí điểm áp dụng hình thức đào tạo luân phiên hoặc song hành đƣợc cụ thể hóa trong các hợp đờng đào tạo với các DN.

+ Trao đổi thông tin giữa cơ sở dạy nghề và DN về chƣơng trình đào tạo, khả năng cung ứng nhân lực, số lƣợng, trình độ nhân lực đƣợc đào tạo; nhu cầu nhân lực, yêu cầu thực tiễn sản xuất, kinh doanh, chất lƣợng nhân lực đã qua ĐTN đang làm việc tại DN;

+ Từ phƣơng thức nhà trƣờng và DN là hai đơn vị độc lập, có thể thành lập đơn vị sản xuất là một đơn vị trực thuộc nhà trƣờng nhằm tăng cƣờng mức độ hợp tác giữa nhà trƣờng với DN (đơn vị sản xuất)

+ Tạo điều kiện để giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề và ngƣời học nghề thực tập, tham quan, học hỏi những kinh nghiệm thực tế tại các DN, cập nhật công nghệ sản xuất mới;

+ Các cơ sở dạy nghề hợp đồng sản xuất với DN, tạo điều kiện cho ngƣời học vừa nâng cao tay nghề, vừa sản xuất ra hàng hóa, tăng thu nhập.

- Bƣớc 3: Kiểm tra đánh giá

+ Kiểm tra đánh giá hiệu quả của giải pháp này thông qua tỷ lệ học sinh đƣợc đào tạo theo các hình thức, phƣơng thức và mức độ liên kết mới.

+ Kiểm tra, đánh giá chất lƣợng của giải pháp thông qua chất lƣợng và hiệu quả đào tạo, có nghĩa là kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc của học sinh trội hơn hẳn so với thời điểm chƣa áp dụng giải pháp phù hợp với yêu cầu của DN sử dụng lao động.

+ Phát hiện những sai sót, hạn chế khi thực hiện biện pháp, chỉ ra nguyên nhân và trách nhiệm của các bên cũng nhƣ từng thành viên có liên quan để có biện pháp bổ sung, khắc phục.

3.4.4. Đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo

3.3.4.1. Mục tiêu

Đổi mới mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo của các cơ sở dạy nghề nhằm trang bị cho ngƣời học khối lƣợng kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH của đất nƣớc, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn của TTLĐ.

3.3.4.2. Nội dung biện pháp

- Khảo sát các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc từ thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp đặt ra đối với ngƣời lao động.

- Rà soát lại các nội dung chƣơng trình đào tạo hiện có, đánh giá mức độ phù hợp với thực tiễn sản xuất.

- Điều chỉnh lại nội dung chƣơng trình cho phù hợp thực tiễn sản xuất của DN. - Bồi dƣỡng các kỹ năng cần thiết cho giáo viên để thích ứng với nội dung chƣơng trình mới.

3.3.4.3. Tổ chức thực hiện

- Bƣớc 1: Xây dựng kế hoạch

+ Xây dựng kế hoạch đổi mới nội dung chƣơng trình cho từng nhóm nghề cụ thể, xác định mục tiêu, dự kiến nhân lực, tài lực, vật lực và tiến độ thực hiện, lựa chọn phƣơng pháp và cách thức tiến hành để cải tiến, bổ sung nội dung chƣơng trình cho phù hợp thực tiễn sản xuất.

+ Tận dụng tối đa 20 - 30% "tỷ lệ phần mềm" trong khung chƣơng trình cho phép để áp dụng các nội dung theo thực tiễn sản xuất của DN.

- Bƣớc 2: Tổ chức thực hiện

+ Khảo sát, đánh giá chi tiết các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc của nhân lực đã qua ĐTN và nhu cầu của TTLĐ, yêu cầu thực tế tại DN để điều chỉnh mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo hiện hành.

+ Nghiên cứu chiến lƣợc phát triển KT-XH, định hƣớng phát triển nguồn nhân lực thông qua các văn kiện của Đảng, đƣờng lối chỉ đạo của Nhà nƣớc để đánh giá mức độ phù hợp của mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo hiện hành;

+Xây dựng hệ thống tiêu chí về nội dung, chƣơng trình đào tạo để làm cơ sở cho việc điều chỉnh nội dung, chƣơng trình đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội. Các tiêu chí gờm:

* Mục tiêu, nội dung chƣơng trình phải phù hợp với sự phát triển của TTLĐ và nhu cầu ngƣời học;

* Việc đổi mới nội dung chƣơng trình đào tạo phải dựa trên mục tiêu của ĐTN, đó là: đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ. Do vậy, chƣơng trình đào tạo cần đƣợc xây dựng và hoàn thiện theo cách tiếp cận đào tạo theo năng lực thực hiện;

* Chƣơng trình đào tạo cần đƣợc thiết kế để dạy theo phƣơng thức tích hợp đảm bảo ngun lý học đi đơi với hành;

* Nội dung chƣơng trình đào tạo phải theo hƣớng mềm dẻo, linh hoạt để đáp ứng nhu cầu đa dạng của TTLĐ và ngƣời học;

* Tính hệ thống trong đào tạo, tính liên thơng giữa các trình độ ĐTN và giữa trình độ ĐTN với các trình độ đào tạo khác phải đƣợc đảm bảo để tạo điều kiện cho ngƣời lao động thƣờng xuyên học tập nâng cao trình độ và chuyển đổi ngành nghề khi có yêu cầu;

+ Huy động sự tham gia tích cực của DN vào q trình xây dựng, thẩm định, đổi mới nội dung chƣơng trình đào tạo nhằm gắn đào tạo với sản xuất

+ Cơng bố nội dung chƣơng trình mới, tiến hành thử nghiệm và hồn thiện chƣơng trình.

- Bƣớc 3: Kiểm tra đánh giá

+ Ban chỉ đạo phải thƣờng xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ xây dựng chƣơng trình, đánh giá tiến độ thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.

+ Các chƣơng trình sau khi xây dựng nhất thiết phải đƣợc thông qua hội đồng thẩm định để đánh giá và hoàn thiện.

3.4.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề phù hợp với thực tiễn sản xuất của DN

3.3.5.1. Mục tiêu

Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên dạy nghề nhằm góp phần tăng cƣờng năng lực cho các cơ sở dạy nghề đáp ứng nhu cầu xã hội, đảm bảo ngƣời giáo viên giỏi về lý thuyết, tinh xảo về tay nghề, tiến tới khơng có giáo viên chỉ đơn thuần dạy lý thuyết hoặc thực hành.

3.3.5.2. Nội dung biện pháp

- Xây dựng khung trình độ giáo viên dạy nghề;

- Nâng cao hiệu quả đào tạo, bời dƣỡng giáo viên dạy nghề; - Hồn thiện cơ chế sử dụng, đãi ngộ giáo viên dạy nghề.

3.3.5.3. Tổ chức thực hiện

- Bƣớc 1: Xây dựng kế hoạch

+ Xây dựng kế hoạch nghiên cứu yêu cầu của TTLĐ đối với giáo viên, kế hoạch xây dựng khung trình độ giáo viên dạy nghề với các nội dung cụ thể, dự trù kinh phí, thời gian, nhân sự, địa điểm, v.v.

+ Xây dựng kế hoạch khảo sát năng lực giáo viên và xây dựng các khóa đào tạo phù hợp;

+ Xây dựng kế hoạch hoàn thiện cơ chế sử dụng và đãi ngộ giáo viên. - Bƣớc 2: Tổ chức thực hiện

+ Xây dựng khung trình độ giáo viên dạy nghề làm cơ sở định hƣớng phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu xã hội thông qua các hoạt động:

* Nghiên cứu yêu cầu của TTLĐ hiện nay đối với giáo viên dạy nghề; * Tham khảo khung trình độ giáo viên dạy nghề của các nƣớc trên thế giới;

* Xây dựng khung trình độ giáo viên dạy nghề dựa trên các tiêu chí về trình độ kỹ thuật và trình độ sƣ phạm, trong đó cấp trình độ về trình độ kỹ thuật tuân thủ các quy định tại khung trình độ kỹ năng nghề.

+ Nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên dạy nghề thông qua các hoạt động:

* Điều tra, khảo sát năng lực của đội ngũ giáo viên dạy nghề; rà soát lực lƣợng giáo viên chƣa đủ chuẩn để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cho phù hợp với yêu cầu của TTLĐ;

* Tiến hành phân tích nhu cầu đào tạo, bời dƣỡng làm cơ sở cho việc xác định mục tiêu và nội dung khóa đào tạo, bời dƣỡng; chú trọng bời dƣỡng kỹ năng nghề và kỹ năng dạy tích hợp, kỹ năng sƣ phạm cho giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo với yêu cầu thực tế sản xuất, tiến tới một giáo viên có thể dạy cả lý thuyết lẫn thực hành;

* Xây dựng quy chế trong đó quy định giáo viên dạy nghề hàng năm phải dành ít nhất khoảng ½ tháng để xuống thực tập, làm việc tại các DN để nâng cao kiến thức và kỹ năng phù hợp với công nghệ sản xuất mới.

+ Hoàn thiện cơ chế sử dụng, đãi ngộ giáo viên dạy nghề thơng qua các hoạt động: * Có chính sách hỗ trợ kinh phí và thời gian để giáo viên có điều kiện tham gia các khóa đào tạo, bời dƣỡng, thực tập và làm việc tại DN;

* Tặng thƣởng giáo viên có tay nghề xuất sắc, có thể vừa dạy lý thuyết, vừa dạy thực hành;

* Ban hành chính sách khuyên khích, thu hút nghệ nhân, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật trong các DN, ngƣời có tay nghề cao tham gia hoạt động giảng dạy.

- Bƣớc 3: Kiểm tra đánh giá

+ Kết thúc mỗi nội dung, chƣơng trình tập huấn, phối hợp với DN để kiểm tra đánh giá trình độ năng lực của giáo viên dự tập huấn so với mục tiêu kế hoạch đã đề ra.

+ Rà sốt, đánh giá những ƣu điểm, hạn chế để có các biện pháp phát huy và khắc phục.

3.4.6. Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo phù hợp với thực tiễn sản xuất ở DN

3.3.6.1. Mục tiêu

Tăng cƣờng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học nhằm đảm bảo điều kiện cần thiết để nâng cao chất lƣợng dạy và học.

3.3.6.2. Nội dung biện pháp

- Đánh giá tổng thể thực trạng sở vật chất trang thiết bị hiện có của các cơ sở đào tạo nghề so với nhu cầu của DN;

- Xây dựng kế hoạch đầu tƣ bổ sung, mua sắm. - Tổ chức thực hiện kế hoạch, quản lý thiết bị.

3.3.6.3. Tổ chức thực hiện

- Bƣớc 1: Xây dựng kế hoạch.

+ Các đơn vị trong trƣờng dự kiến bổ sung về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho bộ phận của mình gửi cho lãnh đạo nhà trƣờng để xét duyệt đƣa vào kế hoạch sửa chữa, mua sắm.

+ Nhà trƣờng tiến hành khảo sát, đánh giá mức độ phù hợp của cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của nhà trƣờng; phân loại các danh mục ƣu tiên.

+ Xây dựng kế hoạch cân đối các nguồn lực để đầu tƣ phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trƣờng trong dài hạn và ngắn hạn để phổ biến cho các khoa, phòng chức năng biết.

- Bƣớc 2: Tổ chức thực hiện.

+ Mời các chuyên gia có kinh nghiệm về lĩnh vực trang thiết bị, phƣơng tiện dạy nghề kiểm tra, đánh giá và tƣ vấn cho việc đầu tƣ mua sắm.

+ Tích cực vận động các DN có quan hệ với nhà trƣờng hỗ trợ về mặt kinh phí, trang thiết bị máy móc, tài liệu học tập; tạo điều kiện cho học sinh thực tập sản xuất trên dây truyền công nghệ tại DN khi thực tập sản xuất.

+ Khai tác từ các đối tác trong và ngồi nƣớc, các dự án, chƣơng trình mục tiêu để trang bị máy móc, các thiết bị hiện đại, các tài liệu học tập phù hợp với thực tiễn sản xuất.

+ Ban hành các quy định bắt buộc đối với giáo viên, khi lên lớp phải sử dụng các đồ dùng, trang thiết bị dạy học phù hợp với từng mục tiêu và nội dung bài học. Bố trí bộ phận kiểm tra, giám sát hoạt động dạy học này của giáo viên.

+ Tiến hành sơ tổng kết hàng năm đối với công tác nâng cấp, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị. Thực hiện chế độ khen thƣởng, kỷ luật đối với các tập thể và cá nhân trong trƣờng.

- Bƣớc 3: Kiểm tra, đánh giá:

+ Kiểm tra, đánh giá chất lƣợng hiệu quả công tác huy động nguồn lực, mua sắm, tranh thủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề; cũng nhƣ việc nâng cấp, sử dụng, bảo quản so với mục tiêu kế hoạch đã đề ra.

+ Thực hiện sơ tổng kết để đánh giá tìm ra nguyên nhân sai lệch giữa kế hoạch với thực tế thực hiện, theo đó hiệu trƣởng có các quyết định quản lý để điều chỉnh.

Trong q trình thực hiện có thể xảy ra tình trạng thiếu ngân sách cho các hoạt động quản lý các điều kiện đảm bảo hợp tác hiệu quả giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp. Để khắc phục tồn tại này cần:

+ Huy động ngân sách từ nhiều nguồn khác nhau: ngân sách nhà nƣớc, vốn tự có của cơ sở dạy nghề, sự đóng góp của DN, của ngƣời học và vốn đầu tƣ, hỗ trợ của nƣớc ngoài;

+ Xây dựng quan hệ chặt chẽ giữa cơ sở dạy nghề và DN nhằm thu hút sự đầu tƣ của DN vào thiết bị dạy học, tạo điều kiện để giáo viên và học sinh có thể sử dụng thiết bị tại DN để thực hành nâng cao kỹ năng nghề;

+ Đẩy mạnh phong trào thiết bị tự làm, định kỳ tổ chức hội thi thiết bị dạy nghề do giáo viên, học sinh tự làm để nâng cao trình độ kỹ thuật của giáo viên và học sinh, góp phần tăng thêm thiết bị dạy học.

3.4.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Mỗi biện pháp đƣợc đề xuất ở trên đều nhằm vào giải quyết một khía cạnh của vấn đề tăng cƣờng liên kết giữa cơ sở dạy nghề với DN trong đào tạo. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở tính đơn lẻ thì mỗi biện pháp chỉ đem lại một hiệu quả bộ phận, do vậy để đạt đƣợc hiệu quả tổng thể, việc áp dụng các biện pháp phải đặt chúng trong mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau tạo thành một hệ thống. Biện pháp này là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia, giữa chúng có sự bổ sung cho nhau, tác động lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển, cùng hƣớng tới mục tiêu là tăng cƣờng liên kết giữa cơ sở dạy nghề và DN trong đào tạo nghề.

Ví dụ, trong sáu biện pháp nêu trên, chúng ta thấy biện pháp 1 và 2 làm tiền đề để thực hiện biện pháp 3 và các biện pháp khác. Biện pháp 2 và 3 đóng vai trị quyết định,

làm trung tâm để hỗ trợ thúc đẩy các biện pháp cùng đạt đƣợc hiệu quả, v.v. Nhƣ vậy,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)