- Trường Cán bộ Thanh tra có trách nhiệm:
3.3.3. Quản lý công tác tuyển sinh
* Mục tiêu của biện pháp
Được thực hiện từ việc xác định mục tiêu công tác tuyển sinh: Quy mô chọn ngành nghề liên kết đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của ngành thanh tra. Biện pháp và điều kiện thực hiện:
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, quảng cáo kết hợp với công tác điều tra, khảo sát nhu cầu người học. Phối hợp với các tỉnh, bộ, ban
ngành để nắm bắt và đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực (đào tạo có địa chỉ, đào tạo theo yêu cầu).
- Chủ động tìm đối tác liên kết đào tạo, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hình thức đào tạo, thời gian học tập phù hợp với nguyện vọng người học.
- Cần có sự phối hợp cơng tác của các tỉnh, bộ, ban ngành nhất là ngành dọc thanh tra.
- Giảm bớt các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục, giao quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh liên kết đào tạo cử nhân hành chính chuyên ngành Thanh tra cho Trường Cán bộ Thanh tra.
* Nội dung biện pháp
Theo tác giả Vũ Văn Tảo thì cơ chế tác nghiệp của giáo dục nước ta có thể nêu là cơ chế kết hợp 4 thành phần này gắn bó bổ sung, ràng buộc đối với nhau và không thể thiếu thành phần nào. Đối với Nhà nước: Định ra những chiến lược và những chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, quy mô, tốc độ mạng lưới giáo dục đào tạo phù hợp với phát triển của quốc gia. Thị trường có vai trị quan trọng đối với giáo dục và đào tạo, đặc biệt là thị trường lao động, có ảnh hưởng lớn đến số lượng, chất lượng, và hiệu quả đào tạo bồi dưỡng một cách trực tiếp hay gián tiếp. Sự tham gia của xã hội (xã hội hoá giáo dục) vào việc thiết kế và đánh giá chương trình đào tạo, vào việc quản lý, vào việc thiết kế và đánh giá chương trình đào tạo, vào việc hỗ trợ nguồn lực cho Nhà nước và cơ sở giáo dục “Thông tin KHGĐ số 97 tháng 6/ 2003. Tr.31”.
Liên hệ với nhiệm vụ của Trường Cán bộ Thanh tra, có thể hiểu 4 thành phần đó là:
- Thanh tra Chính phủ: Cấp QLNN định ra kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra của toàn ngành.
- Thị trường (Thanh tra các tỉnh, bộ, ngành) có vai trị quan trọng đối với công tác liên kết đào tạo cử nhân Hành chính chuyên ngành thanh tra.
- Cơ sở giáo dục: Trường Cán bộ Thanh tra.
- Sự tham gia của xã hội (xã hội hoá giáo dục) vào việc quản lý, đánh giá chương trình phương thức đào tạo, hỗ trợ nguồn lực.
Cơ chế tác nghiệp của Trường Cán bộ Thanh tra được mô tả ở sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1 : Vị trí Trƣờng Cán bộ Thanh tra
Như vậy, việc xây dựng kế hoạch tuyển sinh liên kết đào tạo, trường cần phải có sự đổi mới trong cách nghĩ và cách làm. Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng. Sao cho nhu cầu tạo tạo của ngành trở thành "Khách hàng" của liên kết đào tạo, ngược lại, Trường cán bộ Thanh tra là nơi cung
Quản lý Nhà nước
Trƣờng CBTT
Xã hội Thị trường
cấp cho ngành thanh tra nguồn nhân lực có phẩm chất, năng lực theo yêu cầu của xã hội.
Việc tuyển sinh phải gắn với việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành, được thực hiện bằng các chủ trương, chỉ tiêu của Thanh tra Chính phủ giao, phù hợp với mục tiêu quản lý nhà nước trong công tác thanh tra và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
* Tổ chứ c thực hiện
a. Tạo nguồn tuyển sinh: Tăng cường và đổi mới công tác điều tra nhu cầu người học, bằng cách gián tiếp (qua đường công văn) hoặc trực tiếp cử cán bộ, giáo viên đến một số bộ,ngành đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội để được cung cấp số lượng cán bộ, cơng chức có nhu cầu được đào tạo thông qua phiếu đăng ký theo mẫu in sẵn.
b. Chủ động trong việc kết nối giữa các bên liên quan: Đến công tác tuyển sinh, cũng như trong quá trình đào tạo tiếp theo, nhằm đáp ứng nguyện vọng và thoả mãn yêu cầu của các bên. Trường Cán bộ Thanh tra phải thực sự là cầu nối và là nơi trực tiếp thực hiện việc gắn kết giữa cơ sở đào tạo là Học viện Hành chính) với đơn vị sử dụng là các tỉnh, các bộ,ngành...) và người học.
Vấn đề các bên quan tâm là:
+ Đối với người học: Ngành nghề đào tạo, thời gian đào tạo, hình thức học (trong hay ngồi giờ làm việc) và mức học phí.
+ Đối với đơn vị sử dụng: Chất lượng đào tạo, năng lực làm việc của người học đã qua đào tạo đối với công việc được giao.
+ Đối với cơ sở đào tạo: Điều kiện đảm bảo cho quá trình liên kết đào tạo (cơ sở) pháp lý của trường. Chất lượng tuyển sinh đầu vào, kinh phí đào tạo.
+ Đối với Trường Cán bộ Thanh tra: Liên kết đào tạo phải phục vụ mục tiêu chính trị của ngành, các biện pháp đáp ứng yêu cầu của các bên tham gia liên kết đào tạo.
c. Tăng cường công tác thông tin, quảng cáo trên các phương tiện thơng tin đại chúng truyền hình đăng báo tờ rơi) giới thiệu về liên kết đào tạo hình thức học, cơ sở đào tạo.
d. Cải tiến các thủ tục tuyển sinh và bố trí thời gian tiếp nhận hồ sơ hợp lý (trong và ngoài giờ hành chính), tạo điều kiện thuận lợi cho học viên có nhu cầu đến xin học.
e. Phối hợp với cơ sở liên kết tổ chức ôn thi, thi tuyển sinh đảm bảo thực hiện nghiêm quy chế, nhằm tăng cường chất lượng đầu vào.
Qua thử nghiệm, việc áp dụng một số biện pháp đổi mới trong công tác tuyển sinh đã giúp Trường định hướng được công tác liên kết đào tạo trước mắt và lâu dài, tạo ra được sự phối hợp liên kết đào tạo cử nhân Hành chính chuyên ngành Thanh tra (văn bằng 2) giữa cơ sở đào tạo với các đơn vị sử dụng, từng bước thực hiện việc đào tạo "Theo địa chỉ, theo nhu cầu khách hàng".