Tổ chức các HĐ trên lớp kết hợp với HĐ ngoài giờ lên lớp, tham

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn tại trường trung học cơ sở giảng võ, ba đình, hà nội (Trang 61 - 64)

với HĐ ngoài giờ lên lớp, tham quan.

46.4 50 46.4 50 7.2 0 0 0 0 0

Tỷ lệ TB 59 50 29 36 12 14 0 0 0 0

Trong đó, biện pháp nâng cao ý thức nhiệm vụ của GV về đổi mới PPD-H là cao nhất: Tốt là 82.1% GV, 50% QL. Biện pháp quy định chế độ dự giờ đối với GV được đánh giá: Tốt 75% GV và 50% QL; Khá 25 % GV và 25% QL; TB 0% GV; 25% QL. Khơng có ý kiến nào cho rằng biện pháp này được thực hiện Yếu và Kém. Thực tế, ban giám hiệu nhà trường căn cứ vào quyết định của phịng GD nên đã có những quy định rất cụ thể về việc dự giờ của GV: TB 1 tháng GV dự giờ 2 tiết, 1năm GV dự giờ từ 18 tiết trở lên. Yêu cầu người dự giờ cần ghi rõ lớp nào, ngày tháng năm nào, tên bài dạy, tên GV dạy. Có các mức độ đánh giá như Tốt, Khá, TB, Yếu... Sau khi dự giờ, GV rút kinh nghiệm và đánh giá tiết dạy.

Biện pháp tổ chức kiểm tra thường xuyên việc chuẩn bị lên lớp, dự giờ, họp chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm về đổi mới PPD-HNV và hội giảng như đã trình bày ở trên còn hạn chế ở một số GV. Nhưng đánh giá chung biện pháp này được thực hiện tương đối tốt cụ thể như sau: Tốt: 60.7% GV, 50% QL, Khá 25% GV, 25% QL; TB: 14.3% GV và 25% QL. Tổ trưởng kết hợp với BGH thường xuyên kiểm tra, dự giờ, đánh giá nhận xét các GV. Tuy nhiên một số GV và cả nhà QL nói rằng biện pháp này vẫn tiến hành chưa thực sự khách quan. Bởi rất ít khi các nhà QL đi dự giờ đột xuất, chủ yếu là dự giờ có báo trước như vậy khó đánh giá thực trạng GV đã thực hiện các PTD-H và có tiến hành đổi mới PP hay khơng. Vì vậy đã có

hiện tượng 20-30% HS cho rằng GV chưa bao giờ sử PT nghe nhìn, máy chiếu trong giờ dạy Văn. Nhà QL cho rằng biện pháp này chỉ đạt TB vì thực tế quy định là 18 tiết giờ hàng năm nhưng GV thực hiện chưa tốt. Đôi lúc để cho đủ số tiết dự giờ theo yêu cầu, các GV không tham gia dự đã chép lại của những GV đã dự giờ, hoặc tự mình chép lại giáo án và điền rằng đã dự giờ. Bản thân BGH nhà trường chỉ tính đủ số lượng mà vẫn chưa kiểm tra được một cách chính xác liệu dự giờ có thực sự hay khơng hay chỉ là hình thức. Thực tế dự giờ ở một số GV cịn mang tính hình thức cho đủ số lượng mà không thực chất để học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp.

Biện pháp khuyến khích và hỗ trợ HĐ nghiên cứu khoa học về chủ đề đổi mới PPD-H môn Ngữ văn được đánh giá như sau: Tốt 35.7% GV và 50% QL; Khá 35.7% GV 25% QL; TB 28.6% GV và 25% QL. Hàng năm, nhà trường đều có khuyến khích GV HĐ nghiên cứu khoa học. Yêu cầu trong kế hoạch đầu năm của từng cá nhân phải có phần viết sáng kiến kinh nghiệm và yêu cầu khoảng tháng 2 viết đề cương và tháng 5 hồn thành sáng kiến. Đã có nhiều sáng kiến hay được giải B và giải C cấp thành phố. Tuy nhiên những sáng kiến viết về đổi mới PPD-H môn Ngữ văn thực sự chưa nhiều mà tản mản ở rất nhiều vấn đề khác. Các sáng kiến được viết dưới hình thức là những kinh nghiệm từ thực tế của GV trong quá trình D-H mơn Ngữ văn, chưa có căn cứ lý luận xác đáng. Nhà QL nên tập hợp các sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới PPD-H môn Ngữ văn để bàn luận trao đổi và có thể áp dụng rộng rãi. Hiện nay, hầu như mỗi GV có cách làm riêng, mạnh ai người ấy làm, nhiều người cịn giữ sáng kiến của mình như là một bí mật riêng. Xét về góc độ QL, biện pháp đó chưa thật sự hiệu quả vì chưa có khâu phổ biến áp dụng rộng rãi để các GV có thể học hỏi lẫn nhau.

Biện pháp ban hành chế độ, khen thưởng với những GV có thành tích trong đổi mới PPD-HNV được các nhà QL thực hiện tương đối tốt: Tốt 64.2% GV và 50% QL; Khá 17.9% GV và 50% QL; TB 17.9% GV. Nhìn chung nhà

trường đã ban hành chế độ khen thưởng kịp thời. Hầu như tất cả các GV có thành tích đều được ghi nhận công lao bằng giấy khen và tuyên dương trước tồn trường, trước phịng Hội đồng GD, được ghi trên bảng tin. Về vật chất tuy không nhiều nhưng giá trị về tinh thần là rất lớn. Với cách làm như vậy, BGH nhà trường đã khích lệ tất cả các GV đều hăng hái cống hiến, giảng dạy tốt.

Biện pháp xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV đặc biệt về đổi mới PP, HTTCD-H được đánh giá như sau: 46.4 % GV Tốt, 50% QL tốt, 35.7%GV Khá, 50% QL Khá, 17.9 % GV TB. Các HĐ này dưới sự chỉ đạo của Phịng Giáo dục Ba Đình và Sở GD Hà Nội và thường có kế hoạch từ đầu năm, triển khai trong suốt năm học nhưng đặc biệt là vào dịp nghỉ hè. Hầu như tất cả năm nào, Phòng GD đều triển khai tốt cơng việc này. Tuy nhiên, nhiều GV khơng có thói quen đến trường xem bản tin vào hè nên những thông tin nhiều khi không nắm bắt được và chưa được triển khai một cách có hiệu quả.

Biện pháp tổ chức các HĐ trên lớp kết hợp với HĐ ngoài giờ lên lớp, tham quan được diễn ra thường xuyên liên tục, thường vào cuối học kì I hàng năm và đây cũng là yêu cầu của Sở GD Hà Nội. Khảo sát 28 GV và 4 nhà QL, công việc này được đánh giá như sau: Tốt là 46.4 % GV và 50% QL; Khá 46.4% GV và 50 % QL; TB là 7.2% GV và 0% QL khơng có trường hợp nào đánh giá là yếu kém.

2.3.1.4. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả HT của học sinh

Ban Giám hiệu nhà trường kết hợp với tổ chuyên môn QL công việc kiểm tra, đánh giá kết quả HT của HS. Theo bảng 2.18, chúng tơi nhận thấy nhìn chung các biện pháp được thực hiện trong QL việc kiểm tra, đánh giá kết quả HT của HS được đánh giá tương đối tốt với trên 70% cả GV và nhà QL đều cho rằng các biện pháp này được thực hiện tốt. Tuy nhiên vẫn có ý kiến đánh giá là TB, cụ thể là khâu chỉ đạo kiểm tra định kỳ sổ điểm GV.

Bảng 2.18. Kết quản khảo sát GV, nhà QL về thực trạng QL thực trạng QL việc kiểm tra, đánh giá kết quả HT của HS

Nội dung Mức độ thực hiện (%)

Tốt Khá TB Yếu Rất yếu

GV QL GV QL GV QL GV QL GV QL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn tại trường trung học cơ sở giảng võ, ba đình, hà nội (Trang 61 - 64)