Nhóm biện pháp quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn tại trường trung học cơ sở giảng võ, ba đình, hà nội (Trang 94 - 98)

Bảng 2.21 Kết quả khảo sát GV và nhà QL về QL sử dụng CSVC, PTD-H

3.2.4.Nhóm biện pháp quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

dạy học

Trong những năm qua, vấn đề TTBD-H và CSVC cũng được coi là một trong những yếu tố quan trong hàng đầu ảnh hưởng đến sự phát triển của chất lượng GD. Các biện pháp QL đề xuất ở đây hướng tới việc từng bước tăng cường số lượng và hiệu quả sử dụng, QL các CSVC này, hình thành mơi trường thuận lợi để ứng dụng các PT D-H tiên tiến vào quá trình đào tạo.

3.2.4.1. Biện pháp lập kế hoạch và ngân sách cụ thể đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện D-H

*Mục tiêu của biện pháp

Căn cứ vào thực tế, nhà trường sẽ lập ra kế hoạch chi tiêu cụ thể để đầu tư CSVC, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật D-H sao cho phù hợp với điều kiện ngân sách và các khoản chi khác.

*Nội dung và cách thực hiện biện pháp

- Giao cho kế toán nhà trường xác định rõ các nguồn ngân sách có thể dành cho việc đầu tư CSVC kỹ thuật của trường.

- Hàng năm, dựa trên kế hoạch cung cấp CSVC từ nguồn ngân sách của Sở GD&ĐT, dựa trên thực tế số lượng, chất lượng CSVC nhà trường yêu cầu về CSVC của HĐD-H, xác định rõ mức độ đáp ứng về CSVC của nhà trường, xác định danh mục và số lượng thiếu từng loại CSVC.

- Từ các số liệu đã có, lập kế hoạch với những đề xuất cụ thể, chi tiết về việc sử dụng nguồn ngân sách của nhà nước và các nguồn khác của nhà trường cho việc tăng cường CSVC, TTB, PT kỹ thuật D-H hiện đại.

- Làm tốt công tác xã hội hóa GD, huy động mọi lực lượng xã hội (chính quyền địa phương, các đơn vị doanh nghiệp có trên địa bàn, các nhà hảo tâm, cha mẹ HS….) để tăng cường vốn đầu tư CSVC phục vụ HĐ dạy-học.

- Mạnh dạn đề ra phương án liên kết với các doanh nghiệp trong việc đầu tư và sử dụng CSVC theo thỏa thuận hai bên cùng có lợi nhằm tận dụng nguồn vốn từ bên ngoài, đáp ứng yêu cầu CSVC và HĐ dạy-học.

3.2.4.2. Biện pháp tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại

*Mục tiêu của biện pháp

Dựa vào kế hoạch chi tiêu cụ thể đầu tư CSVC, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật D-H, nhà trường thực hiện bổ sung hoàn thiện CSVC, trang thiết bị, phương tiện để việc D-H có hiệu quả.

*Nội dung và cách thực hiện biện pháp

- Trên thực tế, nhà trường mới có phịng chun đề dùng cho tất cả các môn. Cần xây dựng phịng bộ mơn đạt tiêu chuẩn và phù hợp với đặc trưng của bộ môn Ngữ văn.

- Ban giám hiệu kết hợp với tổ chuyên môn tập trung các ý kiến của GV để thiết kế, xây dựng, bố trí phịng học bộ mơn.

- Cần đi tham quan và trao đổi kinh nghiệm với các trường khác về xây dựng, bố trí phịng học bộ mơn nói chung trong đó có phịng học mơn Ngữ văn.

- Giao cho hiệu phó phụ trách CSVC, kế tốn lập kế hoạch mua sắm trên cơ sở nhu cầu thực tế và cân đối các nguồn thu chi của nhà trường.

- Để phục vụ HĐD-H, cần tập trung mua thêm máy vi tính, máy chiếu, màn hình ti vi, đầu video, micro… để lắp đặt cố định trong các phòng học chức năng.

- Yêu cầu GV dựa theo phân phối chương trình bộ mơn và thực tế đồ dùng D-H của nhà trường có đề xuất mua những đồ dùng và phương tiện D-H còn thiếu.

3.2.4.3. Biện pháp quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất và phương tiện dạy học, phòng học, thư viện

*Mục tiêu của biện pháp

- Giúp GV hiểu rõ mức độ ảnh hưởng của các giác quan tới quá trình tiếp thu tri thức của HS, từ đó chủ động lựa chọn CSVC, TBDH phù hợp trong từng bài dạy nhằm đem lại hiệu quả cao cho các giờ học Ngữ văn.

- Giúp việc QL đồ dùng TTBD-H, phịng học bộ mơn thư viện thực sự hiệu quả. Tránh việc hiện tượng chồng chéo lên nhau gây nên tình trạng lúc thừa, có lúc lại thiếu. Vì thực sự nhà trường chưa hoàn toàn đầy đủ đồ dùng HT, phịng bộ mơn

- Phân công trách nhiệm rõ ràng về QL đồ dùng, TTBD-H, phòng học, thư viện.

- Căn cứ vào số liệu GV đăng ký sử dụng đồ dùng D-H, phịng học bộ mơn để đánh giá thực tế giảng dạy.

*Nội dung và cách thực hiện biện pháp

- Phổ biến để GV xác định rõ các CSVC, TBDH môn Ngữ văn bao gồm bảng viết, máy chiếu, phim và các phim dương bản, video, tranh ảnh và CNTT được vận dụng trong mỗi bài học. Ngồi ra đó có thể cịn một đoạn băng hình, một vài mẩu thông tin, vài phút nghe băng, đĩa, vài tranh ảnh, những sơ đồ biểu bảng, những bài tập được in to phóng lớn,...

- Phổ biến để GV hiểu rõ việc sử dụng PTD-H sao cho hiệu quả. Trong D-H Ngữ văn, việc vận dụng những thành tựu của CNTT có nhiều mức độ khác nhau. Đơn giản là để chuẩn bị giáo án điện tử và trình diễn bài dạy của. GV hoặc chuẩn bị bài tập và trình diễn của HS; tích cực hơn là để tìm kiếm thơng tin trên mạng. Hiện nay, trong các giờ học Ngữ văn, những ứng dụng của CNTT đã thực sự đem lại cho GV, HS những giờ học hứng thú qua các HĐ thu thập, lưu trữ, xử lí, mơ phỏng và trình diễn một lượng thơng tin lớn bằng nhiều dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh, mơ hình, đồ thị,... Tuy nhiên để việc dạy và học có hiệu quả, việc thiết kế các nội dung D-H bằng các ứng dụng của CNTT phải có ý tưởng sư phạm, vừa đảm bảo các yêu cầu về chuẩn kiến thức kỹ năng của các bài học ngữ văn vừa đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật.

- Nhìn chung khi sử dụng các thiết bị hỗ trợ việc dạy và học, GV phải lưu ý tới tác dụng tích cực của các kênh chữ, kênh hình, kênh tiếng,... đến quá trình tiếp nhận và vận dụng các kiến thức kỹ năng văn học, ngôn ngữ học, tạo lập văn bản của HS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phổ biến cho GV về hiệu quả của việc sử dụng CSVC, TBDH phù hợp với các bài học sẽ mang lại hiệu quả lớn do chúng có sự tác động mạnh mẽ tới các giác quan – đặc biệt là thính giác, thị giác. Cụ thể là GV biết được mức độ ảnh hưởng của các giác quan tới quá trình tiếp thu tri thức như sau: 20% qua những gì nghe được, 30% qua những gì nhìn được, 50% qua nhìn và nghe,

80% qua nói, 90% qua nói và làm.

- Trên cơ sở những hiểu biết đó, GV thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng CSVC, TBDH sẽ mang lại hiệu quả cao cho các giờ học Ngữ văn đồng thời thấy được hạn chế của CSVC, TBDH nếu sử dụng không đúng lúc đúng chỗ.

Bên cạnh giúp GV hiểu rõ vai trò tác dụng của các phương tiện D-H, nhà QL cần có những biện pháp QL sau:

- Giao quyền QL, bảo quản TTBD-H, thư viện, phịng học bộ mơn cho một bộ phận nhân viên. Nhóm nhân viên này thường xuyên làm việc bị dưới sự chỉ đạo của hiệu phó phụ trách CSVC như lên lịch theo dõi các tiết học sử dụng phương tiện D-H, có bàn giao kỹ nhận và ký trả tránh CSVC và thiết bị, phương tiện kỹ thuật, định kỳ kiểm kê CSVC, trang thiết bị, phương tiện- kỹ thuật D-H nhằm kịp thời phát hiện hỏng hóc để có kế hoạch bổ sung, sửa chữa kịp thời.

- GV cần đăng kí trước một tuần với lịch cụ thể để nhân viên chuẩn bị đồ dùng D-H và phòng học bộ môn.

- Dựa trên kế hoạch, kiểm tra định kỳ, đột xuất việc sử dụng TTBD-H, phương tiện kỹ thuật D-H của GV. Coi việc sử dụng TTB, PTD-H là một tiêu chí để xếp loại thi đua GV. Có khiển trách, kỷ luật những GV cịn dạy chay, không thực hiện kế hoạch sử dụng TTB và PT kỹ thuật D-H.

- Động viên khen thưởng những sáng kiến kinh nghiệm của GV về đồ dùng D-H. Tổ chức cuộc thi GV và HS làm đồ dùng D-H mới nhằm phát huy khả năng sáng tạo của GV và HS đồng thời thực hành tiết kiệm.

- Hoàn thiện hệ thống phần mền QL thư viện để phục vụ nhu cầu đọc cầu đọc của GV và HS tốt hơn. Nghiên cứu và tìm nguồn tin cậy để mua tài

khoản sách điện tử nhằm đa dạng hóa nguồn khai thác thơng tin. Rà sốt và điều chỉnh quy định về HĐ phục vụ của thư viện, trước hết đảm bảo đúng giờ, thủ tục mượn sách, cung cách làm việc của nhân viên... xem xét phương án cho HS mượn sách về nhà nghiên cứu, HT. Thực hiện lắp mạng Internet tạo điều kiện cho GV và HS có phương tiện tra cứu, trao đổi thông tin.

3.2.5. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp quản lý HĐ dạy học mơn Ngữ văn ở Trường THCS Giảng Võ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn tại trường trung học cơ sở giảng võ, ba đình, hà nội (Trang 94 - 98)