Sự tương quan của giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn tại trường trung học cơ sở giảng võ, ba đình, hà nội (Trang 101 - 105)

3 QL việc sử dụng phương tiện D-H, phòng học, thư viện

3.3.3. Sự tương quan của giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Để khảo nghiệm tính mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất, chúng tôi sử dụng hệ số tương quan thứ bậc Spearman [47, tr 37]

-X , Y: điểm TB về mức độ cần thiết, khả thi của biện pháp

- Xi, Yi: thứ bậc về mức độ cần thiết, khả thi của biện pháp (1 Xi, Yi, X ,

Y 3 r.hro = 1- r.hro = 1- ) 1 ( 6 2 2   N N d

- d: sai khác giữa Xi, và Yi (để tính d, Xi phải được xếp theo thứ tự từ cao đến thấp hoặc ngược lại. Yi được xếp tương ứng theo Xi)

- N: số lượng nghiên cứu (hay số lượng biện pháp trong nhóm)

Theo lí thuyết thống kê: nếu r.hro > 0 thì các yếu tố tương quan tỷ lệ thuân. 0 < r.hro < 0.3: các yếu tố không tương quan lẫn nhau

0.3  r.hro < 0.5: các yếu tố có tương quan lẫn nhau

0.5  r.hro <0.7: các yếu tố có tương quan lẫn nhau khá chặt chẽ 0.7  r.hro < 1.0: các yếu tố tương quan với nhau chặt chẽ

Q trình tính toán kết quả tổng hợp sự tương quan giữa mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp QL môn Ngữ văn nhằm nâng cao hiệu quả QL D-H môn Ngữ văn tại trường THCS Giảng Võ, chúng tơi có được các số liệu trong bảng phụ lục 5. Qua đó, có một số nhận xét khái quát sau:

- Hệ số tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi chung của toàn thể các biện pháp r.hrochung = 0.44; chứng tỏ giữa tính cần thiết và khả thi

của các biện pháp đã đề xuất có tương quan với nhau. Tuy nhiên sự tương quan ở trong từng nhóm biện pháp sẽ có mức độ khác nhau.

- Nhóm các biện pháp QL HĐ xây dựng, thực hiện và QL kế hoạch có r.hro = 0.5. Như vậy, tính cần thiết và khả thi của các biện pháp tương quan với nhau. Trong đó, mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp bồi dưỡng cho cán bộ QL nghiệp vụ QL có thứ bậc cao nhất 100% GV cho rằng là biện pháp này cần thiết và khả thi.

- Nhóm biện pháp QL HĐ giảng dạy của GV có r.hro = 0.6 đã khẳng định mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp tương quan với nhau chặt chẽ. Đây là hệ số cao nhất trong nhóm các biện pháp. Điều đó cho thấy sự cần thiết của các HĐ QL giảng dạy của GV đồng biện pháp này có tính khả thi khi áp dụng vào thực tế giảng dạy môn Ngữ văn tại Trường THCS Giảng Võ. Trong đó, biện pháp QL cải tiến nội dung, PP và HTTC D-H được đánh giá là cần thiết nhất và biện pháp QL việc kiểm tra đánh giá kết quả của HS đứng thứ 2. Đó cũng là những yêu cầu của thực tế giảng dạy môn Ngữ văn

hiện nay cũng như của Trường THCS Giảng Võ. Đánh giá của các GV và CBQL đều cho rằng những biện pháp này có tính khả thi cao có khả năng áp dụng vào thực tế. Mức độ khả thi của biện pháp QL việc cải tiến nội dung, PP và HTTC D-H đứng thứ 2 và mức độ khả thi của biện pháp QL việc kiểm tra đánh giá kết quả HT của HS đứng thứ 3 trong nhóm biện pháp QL HĐ giảng dạy của GV.

- Nhóm biện pháp QL HĐHT của HS có hệ số tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi là 0.4 vị trí đứng thứ ba so với hệ số tương quan của các nhóm biện pháp. Như vậy, các biện pháp trong nhóm có tương quan với nhau về mức độ cần thiết và mức độ khả thi. Trong đó, mức độ tương quan cao nhất là biện pháp GD động cơ, ý thức thái độ HT. Đây là biện pháp có mức độ cần thiết đứng thứ 2 và có mức độ khả thi cũng đứng thứ 2 trong nhóm. Theo các GV, suy nghĩ sẽ quyết định đến hành động. Từ suy nghĩ, thái độ đúng, các em mới HĐHT đúng. Hơn nữa, các GV hồn tồn có thể thực hiện biện pháp này thông quả bài giảng thực tế và các hành vi ứng xử hàng ngày, có thể kết hợp với GVCN. Biện pháp xây dựng quy định cụ thể về nề nếp HT trên lớp và tự học ở nhà của HS có mức độ cần thiết đứng thứ nhất trong nhóm. Vì theo các GV và nhà QL biện pháp này giúp HS có những quy tắc HT trên lớp và ở nhà đồng thời cũng là công cụ để GV QL việc HT của HS. Tuy nhiên mức độ khả thi khi thực hiện biện pháp này chỉ đứng thứ 3 vì đa số các nhà QL và GV cho rằng xây dựng những quy định về nề nếp HT ở trên lớp thi khơng khó nhưng quy định về nề nếp HT ở nhà lại rất khó. Vì mỗi HS đều có những hồn cảnh riêng. GV rất khó QL HĐHT ở nhà của HS cần phải thông qua phụ huynh và ý thức tự giác của các em.

- Nhóm biện pháp QL và sử dụng có hiệu quả phương tiện kỹ thuật phục vụ D-H, phòng học, thư viện có hệ số r.hro = 0.25. Như vậy, các biện pháp trong nhóm khơng có sự tương quan với nhau về mức độ cần thiết và mức độ khả thi. Các GV và nhà QL đều cho rằng cần thiết nhất là biện pháp tăng cường CSVC, TTB phương tiện kỹ thuật D-H hiện đại nhưng tính khả thi lại xếp cuối

nhóm. Ngun nhân ngân sách nhà trường có hạn, số lớp lại nhiều nên đầu tư CSVC cần một khối lượng rất lớn. Trong khi đó, hàng năm nhà trường vẫn phải chờ nguồn kính phí từ trên xuống và thực hiện theo hướng chỉ đạo của Quận Ba Đình. Nhà trường có thực hiện xã hội hóa GD kết hợp các nguồn từ phụ huynh, từ các tổ chức doanh nghiệp ngoài nhà trường. Nhưng việc làm này chưa thực hiện được nhiều. Như vậy, nhu cầu về tăng cường sở vật chất, TTBD-H, phương tiện kỹ thuật đang rất cần thiết nhưng chưa khả thi, chưa thực hiện được.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương 3, người viết đã đề xuất 4 nhóm biện pháp QL HĐ mơn Ngữ văn ở Trường THCS Giảng Võ. Các biện pháp này đều được các GV và nhà QL đánh giá là cần thiết. Tuy nhiên sự tương quan giữa mức độ khả thi và mức độ cần thiết của các biện pháp trong từng nhóm là khác nhau. Tính theo tỷ lệ TB hệ số tương quan thì các biện pháp có tương quan với nhau theo tỷ lệ thuận. Như vậy, các biện pháp đã đề xuất có tính khả thi trong thực tiễn của trường. Duy chỉ có biện pháp tăng cường CSVC, trang thiết bị nhà trường thì chưa có tính khả thi vì những điều kiện khách quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn tại trường trung học cơ sở giảng võ, ba đình, hà nội (Trang 101 - 105)