Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp quản lý HĐ dạy học môn Ngữ văn ở Trường THCS Giảng Võ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn tại trường trung học cơ sở giảng võ, ba đình, hà nội (Trang 98 - 99)

Bảng 2.21 Kết quả khảo sát GV và nhà QL về QL sử dụng CSVC, PTD-H

3.2.5. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp quản lý HĐ dạy học môn Ngữ văn ở Trường THCS Giảng Võ

Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Trường THCS Giảng Võ trong đó có mơn Ngữ văn, nhà QL cần kết hợp nhiều biện pháp QL.

Các nhóm biện pháp nêu trên có quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động tương hỗ lẫn nhau. Ví dụ nếu chỉ tập trung vào cải tiến cách dạy của GV mà không chú ý tăng cường năng lực và PP HT của HS thì GV khơng thể phát huy được tác dụng của các phương pháp D-H hiện đại. Ngồi sự nỗ lực của GV, HS cịn cần có sự ủng hộ thiết thực từ phía các CBQL trong nhận thức, xây dựng cơ chế, chính sách đến triển khai nội dung... Mặt khác, nếu khơng có CSVC, các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật D-H hiện đại thì việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường cũng khó lịng thực hiện.

Trong các biện pháp đã nêu, căn cứ vào thực tiễn nhà trường, chúng tôi thấy vấn đề lớn nhất, cần tập trung nhất đó là bồi dưỡng năng lực GV, đặc biệt là năng lực áp dụng các PPD-H hiện đại, kiểm tra đánh giá HS và ứng dụng các công nghệ thông tin trong giảng dạy… Vấn đề thứ hai là đổi mới nội dung chương trình sao cho thiết thực, gần gũi và linh hoạt hơn để hấp dẫn HS đồng thời phát huy vai trò của GV. Vấn đề lớn thứ ba là tăng cường CSVC, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật D-H hiện đại, sự thiếu thốn đang là một ngáng trở cho việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Những vấn đề trên cần phải được ưu tiên giải quyết hàng đầu, phải tiến hành song song trong thời gian trước mắt. Như vậy, mới nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trong đó có mơn Ngữ văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn tại trường trung học cơ sở giảng võ, ba đình, hà nội (Trang 98 - 99)