Người học và hoạt động hỗ trợ việc học tập của người học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả của kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học đối với công tác hỗ trợ việc học tập của người học tại một số trường đại học của việt nam (Trang 32 - 36)

1.1 .Tổng quan

1.2. Cơ sở lý luận

1.2.2 Người học và hoạt động hỗ trợ việc học tập của người học

Người học

Theo Luật giáo dục Đại học năm 2012, người học là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại CSGD đại học, gồm SV của CTĐT cao đẳng, CTĐT đại học; học viên của CTĐT thạc sĩ; nghiên cứu sinh của CTĐT tiến sĩ

Người học có các nhiệm vụ và quyền:

- Học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện theo quy định.

- Tôn trọng GV, cán bộ quản lý, viên chức và nhân viên của CSGD đại học; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện.

- Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập và thi cử, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội.

- Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt nam nữ, dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện.

- Được tạo điều kiện trong học tập, tham gia hoạt động khoa học và cơng nghệ, các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao.

- Đóng góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục.

- Được hưởng chính sách đối với người học thuộc đối tượng hưởng ưu tiên và chính sách xã hội.

- Các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định của pháp luật [20].

Các hoạt động hỗ trợ việc học tập của người học

Theo dự thảo hướng dẫn sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng theo CTĐT của mạng lưới các trường đại học thuộc Đông Nam Á (AUN- QA), tiêu chuẩn 8 về chất lượng người học và hoạt động hỗ trợ người học gồm có 5 tiêu chí. i. Chính sách tuyển sinh được xác định rõ ràng, được công bố công khai và được cập nhật; ii. Tiêu chí và phương pháp tuyển chọn người học được xác định rõ ràng và được đánh giá; iii. Có hệ thống giám sát phù hợp về sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện, kết quả học tập, khối lượng học tập của người học; iv. Có các hoạt động tư vấn học tập, các hoạt động ngoại khóa, hoạt động thi đua và các dịch vụ hỗ trợ khác để giúp cải thiện việc học tập và khả năng có việc làm của người học; v. Môi trường tâm lý, xã hội và cảnh quan tạo thuận lợi cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu và sự thoải mái cho cá nhân người học. Theo đó chất lượng đầu ra phụ thuộc nhiều vào chất

lượng đầu vào; Chính sách tuyển sinh rõ ràng và các tiêu chí tuyển chọn người học vào học chương trình được xây dựng và định kỳ điều chỉnh;Sự tiến bộ trong học tập của người học được giám sát và ghi nhận một cách có hệ thống; thơng tin đánh giá được phản hồi cho người học và những giải pháp cải thiện được đưa ra ngay khi cần thiết; Để cung cấp môi trường học tập thuận lợi, ĐBCL cho người học, GV cần cố gắng tối đa để tạo ra không chỉ môi

trường vật chất hỗ trợ phù hợp với các hoạt động học tập, mà còn chú trọng cả môi trường tâm lý, xã hội; Việc giám sát và hỗ trợ người học cần thiết cho nghề nghiệp tương lai của họ.

Theo Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BGDĐT ngày 04/3/2014 Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học hợp nhất Quyết định 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 và Thông tư số 37/2012/TT-BDGĐT ngày 30/10/2012 của Bộ GD&ĐT, tiêu chuẩn về người học có các nội hàm như sau: i. Người học được hướng dẫn đầy đủ về chương trình đào tạo2, kiểm tra đánh giá và các quy định trong quy chế đào tạo của Bộ GD&ĐT; ii. Người học được đảm bảo chế độ chính sách xã hội, được khám sức khoẻ theo quy định y tế học đường; được tạo điều kiện hoạt động, tập luyện văn nghệ, thể dục thể thao và được đảm bảo an toàn trong khuôn viên của nhà trường; iii. Công tác rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống cho người học được thực hiện có hiệu quả; iv. Công tác Đảng, đồn thể có tác dụng tốt trong việc rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống cho người học; v. Có các biện pháp cụ thể, có tác dụng tích cực để hỗ trợ việc học tập và sinh hoạt của người học; vi. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, tinh thần trách nhiệm, tôn trọng luật pháp, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và các nội quy của nhà trường cho người học; vii. Có các hoạt động hỗ trợ hiệu quả nhằm tăng tỷ lệ người tốt nghiệp có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo; viii. Người học có khả năng tìm việc làm và tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp. Trong năm đầu sau khi tốt nghiệp, trên 50% người tốt nghiệp tìm được việc làm đúng

2

Cụm từ “chương trình giáo dục” được sửa đổi thành cụm từ “chương trình đào tạo”theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 37/2012/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học; Quyết định số 66/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng; Quyết định số 67/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung cấp chuyên nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

ngành được đào tạo; ix. Người học được tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy của GV khi kết thúc môn học, được tham gia đánh giá chất lượng đào tạo của trường đại học trước khi tốt nghiệp [21].

Theo đó tác giả định nghĩa hoạt động hỗ trợ việc học tập của người học gồm có hoạt động hỗ trợ học tập và nghiên cứu khoa học; hỗ trợ về CSVC, học liệu và trang thiết bị phục vụ học tập và các hoạt động hỗ trợ khác.

Thứ nhất, hỗ trợ học tập và nghiên cứu khoa học bao gồm việc cung cấp đầy đủ thông tin về CTĐT đến người học; hướng dẫn đầy đủ về CTĐT, các quy định về kiểm tra đánh giá và các quy định trong quy chế đào tạo cho người học; thực hiện khách quan, công bằng việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học;thông báo kịp thời, công khai kết quả học tập của người học; lấy ý kiến người học để xây dựng CTĐT và sử dụng các ý kiến phản hồi của người học để điều chỉnh hoạt động đào tạo cho phù hợp; Người học được đăng ký tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và được tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học của GV.

Thứ hai, về hỗ trợ về CSVC, học liệu và trang thiết bị phục vụ học tập là việc các trường đại học có các nguồn học liệu phục vụ cho học tập và nghiên cứu; có phịng học, phịng thực hành, phịng thí nghiệm và các trang thiết bị học tập đáp ứng để phục vụ cho học tập và nghiên cứu. Có kí túc xá, khu vui chơi, khu luyện tập thể thao đáp ứng nhu cầu của người học.

Thứ ba, về các hỗ trợ khác: Người học được cố vấn học tập hướng dẫn và hỗ trợ trong học tập; Người học được tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của GV; Đảm bảo các chế độ chính sách cho người học theo quy định; Khám sức khỏe theo quy định y tế học đường cho người học; đảm bảo an tồn trong khn viên trường cho người học; người học được tạo điều kiện tham gia các hoạt động ngoại khóa, được tư vấn tìm kiếm việc làm; khảo sát ý kiến về các hoạt động hỗ trợ việc học tập của người học, các ý kiến phản hồi được thông báo công khai và được sử dụng để điều chỉnh các hoạt động hỗ trợ việc học tập của người học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả của kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học đối với công tác hỗ trợ việc học tập của người học tại một số trường đại học của việt nam (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)