1.1 .Tổng quan
2.2. Tổ chức thực hiện
2.2.4. Xây dựng công cụ khảo sát
2.2.4.1. Cơng cụ nghiên cứu định tính
Tác giả lựa chọn cơng cụ nghiên cứu chính là nghiên cứu định tính để làm rõ hiệu quả của KĐCL GDĐH đến công tác hỗ trợ việc học tập của người học, đồng thời thu thập thông tin làm cơ sở giải thích cho các số liệu thống kê
trong nghiên cứu định lượng. Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc đối với cán bộ phụ trách công tác học sinh SV, cán bộ phụ trách công tác ĐBCL, GV và SV (Phụ lục 2).
- Về phía cán bộ phụ trách công tác học sinh SV và cán bộ phụ trách công tác ĐBCL: tác giả phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu những thay đổi, chuyển biến trong liên quan đến công tác hỗ trợ việc học tập của người học sau q trình trường hồn thành ĐGN.
- Về phía GV: tác giả phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu đánh giá của GV về những thay đổi trong hỗ trợ việc học tập của người học, trong đó có những thay đổi về phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá, sự đầu tư của nhà trường cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng GV, mức độ tham gia của GV vào xây dựng, thiết kế CTĐT, v.v. để làm rõ hiệu quả của KĐCL GDĐH đến công tác hỗ trợ việc học tập của người học.
- Về phía SV: tác giả phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu những đánh giá của SV về những thay đổi trong hoạt động hỗ trợ việc học tập của nhà trường liên quan đến hoạt động hỗ trợ người học trong học tập, nghiên cứu khoa học, CSVC và các hoạt động khác.
2.2.4.2. Công cụ nghiên cứu định lượng
Trên cơ sở mơ hình nghiên cứu đã được lập và cơ sở lý luận đã phân tích ở Chương 1, tác giả xây dựng phiếu khảo sát gồm các tiêu chí cụ thể để lấy ý kiến của SV nhằm đánh giá hiệu quả của KĐCLGD đối với công tác hỗ trợ việc học tập của người học.
Cấu trúc phiếu khảo sát gồm 02 phần:
Phần 1: Thông tin cá nhân: giới tính, tuổi, khóa, trường
Phần 2: Nội dung bao gồm 24 câu hỏi đóng theo thang đo Likert tăng dần từ 1 đến 5 với 1 là Không cải tiến và 5 là Cải tiến rất tốt và 01 câu hỏi mở.
2.2.4.3. Dự thảo công cụ khảo sát và thử nghiệm
Trong nghiên cứu, tác giả đề xuất xây dựng phiếu khảo sát nhằm đo lường hiệu quả của hoạt động KĐCL GDĐH đối với công tác hỗ trợ việc học
quan đến mức độ cải tiến sau khi CSGD được đánh giá chất lượng qua ý kiến phản hồi của SV. Bản dự thảo Phiếu hỏi ban đầu gồm 8 câu hỏi trong phần thông tin cá nhân và 25 câu hỏi trong phần nội dung chính. Sau khi có ý kiến góp ý của các chuyên gia, tác giả chỉnh sửa công cụ và tiến hành thử nghiệm phiếu khảo sát trên đối tượng gồm 53 SV của trường đại học A1.
Tác giả sử dụng phần mềm SPSS tính tốn hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy của thang đo và sử dụng phần mềm Quest để xem xét sự phù hợp cấu trúc và độ tin cậy của công cụ. Tác giả đã chỉnh sửa và hoàn thiện phiếu hỏi và tiếp tục lấy ý kiến chuyên gia và điều chỉnh phiếu hỏi và thang đo trước khi khảo sát chính thức.
Theo ý kiến chuyên gia, tác giả bỏ đi 4 câu hỏi về việc tìm hiểu các thơng tin về hoạt động KĐCLGD của trường học nơi người học được khảo sát do thấy không thực sự cần thiết cho việc nghiên cứu đó là:
1. Trường bạn đang theo học đã được đánh giá chất lượng 2. Bạn biết về báo cáo tự đánh giá của Trường
3. Bạn biết về việc đoàn đánh giá ngoài đến làm việc tại Trường 4. Bạn đã được mời phỏng vấn khi đoàn đánh giá ngoài đến làm việc Cũng theo ý kiến chuyên gia, để làm rõ hơn về hiệu quả của KĐCLGD trường ĐH đến hoạt động NCKH của người học tác giả đã chỉnh sửa, bổ sung câu hỏi về hoạt động NCKH của người học theo đó câu hỏi trong phiếu khảo sát thử nghiệm là “Người học được tạo điều kiện thuận lợi trong việc tham gia nghiên cứu khoa học” được điều chỉnh thành “Người học được đăng ký tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học” và “Người học được tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên”.
Tương tự theo ý kiến chuyên gia, để làm rõ thêm hiệu quả của KĐCLGD trường ĐH đối với các hoạt động hỗ trợ khác tác giả bổ sung thêm 2 câu hỏi: “Người học được cố vấn học tập hướng dẫn và hỗ trợ trong học tập” và “Người học được tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên”.
Sau khi điều chỉnh, bổ sung, số lượng câu hỏi phần thông tin cá nhân được rút ngắn còn 4 câu hỏi và số lượng câu hỏi nội dung chính của phiếu cịn 28 câu hỏi. Bộ phiếu khảo sát được sử dụng cuối cùng trong luận văn được trình bày trong Phụ lục 1. Cấu trúc của phiếu khảo sát được mô tả rõ trong mục 2.2.4.4
2.2.4.4. Kết quả thử nghiệm công cụ khảo sát Mô tả sơ lược đối tượng khảo sát: Mô tả sơ lược đối tượng khảo sát:
Nghiên cứu này được thử nghiệm trên đối tượng là 53 SV năm thứ hai và năm thứ 3 của trường đại học A1 trong đó số lượng SV năm thứ hai là 12 SV và số lượng SV năm thứ 3 là 41 SV.
Kiểm tra độ tin cậy của phiếu hỏi và thang đo:
Tác giả sử dụng phần mềm SPSS tính tốn hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy của thang đo và sử dụng phần mềm Quest để kiểm tra độ tin cậy của công cụ khảo sát và sự phù hợp cấu trúc của các câu hỏi, kết quả như sau:
Tính tốn hệ số Cronbach’s Alpha cho kết quả tất cả các câu hỏi đều có độ tin cậy ở mức chấp nhận được (Phụ lục 3). Phần mềm Quest được tác giả sử dụng để phân tích độ tin cậy của phiếu, và xem xét sự phù hợp cấu trúc của các câu hỏi, kết quả thu được cho thấy độ tin cậy của phiếu bằng 0.90. Sự phù hợp cấu trúc của các câu hỏi được mơ tả trong Hình 2.1.
Summary of case Estimates ========================= Mean 1.15 SD 1.27 SD (adjusted) 1.25 Reliability of estimate .90 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Item Fit
all on m1 (N = 24 L = 53 Probability Level= .50)
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- INFIT MNSQ .45 .50 .56 .63 .71 .83 1.00 1.20 1.40 1.60 1.80 ----------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+-- 1 item 1 . | * . 2 item 2 . | * . 3 item 3 . * | . 4 item 4 . | * . 5 item 5 . * | . 6 item 6 . * | . 7 item 7 . |* .
9 item 9 . * | . 10 item 10 . * | . 11 item 11 . * | . 12 item 12 . | * . 13 item 13 . * | . 14 item 14 . | * . 15 item 15 . * | . 16 item 16 . * | . 17 item 17 . | * . 18 item 18 . * | . 19 item 19 . | * . 20 item 20 . | * . 21 item 21 . | * . 22 item 22 . * | . 23 item 23 . | * . 24 item 24 . * | . ================================================================================================================= PHIEU THU NGHIEM
Hình 2.1. Sự phù hợp cấu trúc của các câu hỏi Mô tả cấu trúc phiếu khảo sát chính thức:
Nội dung của phiếu khảo sát gồm 32 câu hỏi để đánh giá hiệu quả của KĐCL GDĐH thông qua ý kiến phản hồi của SV. Nội dung phiếu bao gồm:
Phần thông tin cá nhân của người được khảo sát như giới tính, độ tuổi, khóa học, và trường tham gia học gồm 4 câu hỏi
Phần 2: Đánh giá mức độ cải tiến trong công tác hỗ trợ việc học tập của người học cụ thể hỗ trợ về học tập và nghiên cứu khoa học của người học từ câu 5.1 đến 5.11; về hỗ trợ CSVC, học liệu và trang thiết bị phục vụ học tập từ câu 5.12 đến 5.15; về hoạt động hỗ trợ khác từ 5.16 đến 5.27.
Cuối cùng là câu hỏi mở nhằm thu thập thêm ý kiến của người được khảo sát để nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ việc học tập của người học tại trường.
Bảng 2.3. Mơ tả thơng tin chính của phiếu khảo sát
STT Tiêu chí Số lượng câu hỏi Loại câu hỏi
1 Hỗ trợ học tập và nghiên cứu
khoa học 11 câu Đóng
2 Hỗ trợ cơ sở vật chất, học liệu
và trang thiết bị phục vụ học tập 5 câu Đóng
3 Hoạt động hỗ trợ khác 11 câu Đóng
4 Cải tiến hiệu quả công tác hỗ trợ
2.2.5. Thu thập thông tin
Luận văn thu thập thông tin thông qua 04 nguồn như sau:
- Phƣơng pháp khảo sát:
Để đánh giá hiệu quả của KĐCLGD trường đại học tới công tác hỗ trợ việc học tập của người học: Tác giả thực hiện thu thập thông tin thông qua phiếu khảo sát trong thời gian từ tháng 9/2017 đến tháng 10/2017, tại thời điểm này các trường đã được đánh giá chất lượng được ít nhất 01 năm, là thời điểm phù hợp khi các trường có thời gian để thực hiện các hoạt động cải tiến chất lượng, đồng thời đối tượng khảo sát là người học có thể định hình được những thay đổi của chương trình và nhà trường khi triển khai thực hiện các hoạt động cải tiến chất lượng sau khi có khuyến nghị của chuyên gia ĐGN.
Mẫu khảo sát là mẫu tổng thể các SV chính quy năm thứ hai trở lên đang theo học tại 6 trường ĐH được lựa chọn nghiên cứu tại 3 Miền. Tổng số phiếu khảo sát phát ra là 705, tổng số thu về là 654, sau khi nhập liệu và làm sạch số phiếu hợp lệ thu được tể tính tồn là 624 phiếu được phân bố tại các trường theo Bảng 2.3 như sau.
Bảng 2.4. Thống kê số lượng phiếu khảo sát
Vùng miền Trƣờng đại học Số phiếu phát ra Số phiếu thu về Số phiếu hợp lệ Tỉ lệ (%) Miền Bắc A1 130 125 121 96,8 A2 110 102 96 94,1 Miền Trung A3 125 120 114 95 A4 130 119 113 95 Miền Nam A5 80 65 62 95,4 A6 130 123 118 95,9 Tổng 705 654 624 95,4 - Phƣơng pháp phỏng vấn bán cấu trúc:
+ Sau khi phân tích xử lý số liệu thống kê từ phiếu khảo sát, Tác giả thực hiện việc phỏng vấn bán cấu trúc đối với các đối tượng cán bộ phụ trách công tác học sinh SV, phụ trách công tác ĐBCL, GV và SV thông qua phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại. Bảng 2.3 tổng hợp số lượng các đối tượng tham gia phỏng vấn bán cấu trúc.
Bảng 2.5. Số lượng các đối tượng tham gia phỏng vấn
Mã trƣờng CB phụ trách CT HSSV CB phụ trách ĐBCL Giảng viên Sinh viên A1 1 1 1 2 A2 1 1 1 2 A2 1 1 1 2 A4 1 1 1 2 A5 1 1 1 2 A6 1 1 1 2 Tổng 6 6 6 12
- Phƣơng pháp khảo cứu, hồi cứu tài liệu: Luận văn sử dụng thu thập
thông tin thông qua nguồn tài liệu gồm sách, báo, tạp chí, các kỷ yếu hội nghị, các báo cáo hội thảo và tài liệu điện tử qua các website trong và ngoài nước. Đặc biệt, luận văn sử dụng các kết quả từ nguồn thông tin qua các khuyến nghị của Đoàn chuyên gia ĐGN các trường, các báo cáo ba công khai và các dữ liệu liên quan đến công tác ĐBCL trên các website của các trường đại học.
- Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia: Trong luận văn, tác giả đã thực
hiện việc lấy ý kiến của 02 chuyên gia trong lĩnh vực KĐCL để thực hiện các nghiên cứu. Thông qua trao đổi trực tiếp, qua điện thoại tác giả đã lĩnh hội các ý kiến đóng góp của các chuyên gia để triển khai nghiên cứu.
2.2.6. Phương pháp phân tích và xử lý thơng tin
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả: Luận văn sử dụng các thống kê mô tả thông qua các dữ liệu thu thập được từ nguồn số liệu từ tài liệu và từ dữ liệu khảo sát định lượng (phiếu khảo sát) và định tính (phỏng vấn) để đánh giá Hiệu quả của hoạt động KĐCLGD trường đại học đến công tác hỗ trợ việc học tập của người học. Cụ thể:
+ Với các phiếu khảo sát, sau khi xem xét và loại bỏ các phiếu trả lời không tin cậy, tác giả nhập số liệu theo từng trường bằng excel và tính tốn bằng phần mềm SPSS, Excel, thực hiện làm sạch dữ liệu trước khi phân tích.
+ Với các thông tin thu thập được từ kết quả phỏng vấn, tác giả tập hợp và phân loại thông tin và đối chiếu với các dữ liệu phân tích định lượng để làm rõ hiệu quả của KĐCLGD trường đại học đến công tác hỗ trợ việc học tập của người học.
- Sử dụng phương pháp thống kê suy luận: tác giả phân tích, so sánh tổng hợp thông tin thông qua dữ liệu khảo sát, từ kết quả các nghiên cứu liên quan và thông tin dữ liệu thông qua phỏng vấn để làm sáng tỏ câu hỏi nghiên cứu và kiểm định giả thuyết về hiệu quả của KĐCLGD trường đại học đến công tác hỗ trợ việc học tập của người học. Cụ thể:
2.3. Kết luận chƣơng 2
Trong Chương 2 tác giả giới thiệu về mục đích, yêu cầu, quy trình tổ chức nghiên cứu, cách xây dựng tiêu chí đánh giá, chọn mẫu điều tra, xây dựng công cụ khảo sát, mô tả cách thu thập thông tin, phương pháp khảo sát và xử lý thơng tin để có cái nhìn rõ nét hơn nhằm giải quyết tốt các vấn đề nghiên cứu đã đặt ra
CHƯƠNG 3
HIỆU QUẢ CỦA KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẾN CÔNG TÁC HỖ TRỢ VIỆC HỌC TẬP
CỦA NGƯỜI HỌC
3.1. Tóm tắt kết quả KĐCLGD về cơng tác hỗ trợ ngƣời học
Theo văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BGDĐT ngày 04/3/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học, bộ tiêu chuẩn gồm 10 tiêu chuẩn với 61 tiêu chí, các tiêu chí liên quan đến hỗ trợ hoạt động học tập của người học có 9 tiêu chí cụ thể bao gồm: tiêu chí 6.1 - người học được hướng dẫn đầy đủ về CTĐT, kiểm tra đánh giá và các quy định trong quy chế đào tạo của Bộ GD&ĐT; tiêu chí 6.2 - người học được đảm bảo chế độ chính sách xã hội, được khám sức khoẻ theo quy định y tế học đường; được tạo điều kiện hoạt động, tập luyện văn nghệ, thể dục thể thao và được đảm bảo an tồn trong khn viên của nhà