Dự thảo công cụ khảo sát và thử nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả của kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học đối với công tác hỗ trợ việc học tập của người học tại một số trường đại học của việt nam (Trang 49 - 51)

1.1 .Tổng quan

2.2. Tổ chức thực hiện

2.2.4.3. Dự thảo công cụ khảo sát và thử nghiệm

Trong nghiên cứu, tác giả đề xuất xây dựng phiếu khảo sát nhằm đo lường hiệu quả của hoạt động KĐCL GDĐH đối với công tác hỗ trợ việc học

quan đến mức độ cải tiến sau khi CSGD được đánh giá chất lượng qua ý kiến phản hồi của SV. Bản dự thảo Phiếu hỏi ban đầu gồm 8 câu hỏi trong phần thông tin cá nhân và 25 câu hỏi trong phần nội dung chính. Sau khi có ý kiến góp ý của các chuyên gia, tác giả chỉnh sửa công cụ và tiến hành thử nghiệm phiếu khảo sát trên đối tượng gồm 53 SV của trường đại học A1.

Tác giả sử dụng phần mềm SPSS tính tốn hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy của thang đo và sử dụng phần mềm Quest để xem xét sự phù hợp cấu trúc và độ tin cậy của công cụ. Tác giả đã chỉnh sửa và hoàn thiện phiếu hỏi và tiếp tục lấy ý kiến chuyên gia và điều chỉnh phiếu hỏi và thang đo trước khi khảo sát chính thức.

Theo ý kiến chuyên gia, tác giả bỏ đi 4 câu hỏi về việc tìm hiểu các thơng tin về hoạt động KĐCLGD của trường học nơi người học được khảo sát do thấy không thực sự cần thiết cho việc nghiên cứu đó là:

1. Trường bạn đang theo học đã được đánh giá chất lượng 2. Bạn biết về báo cáo tự đánh giá của Trường

3. Bạn biết về việc đoàn đánh giá ngoài đến làm việc tại Trường 4. Bạn đã được mời phỏng vấn khi đoàn đánh giá ngoài đến làm việc Cũng theo ý kiến chuyên gia, để làm rõ hơn về hiệu quả của KĐCLGD trường ĐH đến hoạt động NCKH của người học tác giả đã chỉnh sửa, bổ sung câu hỏi về hoạt động NCKH của người học theo đó câu hỏi trong phiếu khảo sát thử nghiệm là “Người học được tạo điều kiện thuận lợi trong việc tham gia nghiên cứu khoa học” được điều chỉnh thành “Người học được đăng ký tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học” và “Người học được tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên”.

Tương tự theo ý kiến chuyên gia, để làm rõ thêm hiệu quả của KĐCLGD trường ĐH đối với các hoạt động hỗ trợ khác tác giả bổ sung thêm 2 câu hỏi: “Người học được cố vấn học tập hướng dẫn và hỗ trợ trong học tập” và “Người học được tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên”.

Sau khi điều chỉnh, bổ sung, số lượng câu hỏi phần thông tin cá nhân được rút ngắn còn 4 câu hỏi và số lượng câu hỏi nội dung chính của phiếu cịn 28 câu hỏi. Bộ phiếu khảo sát được sử dụng cuối cùng trong luận văn được trình bày trong Phụ lục 1. Cấu trúc của phiếu khảo sát được mô tả rõ trong mục 2.2.4.4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả của kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học đối với công tác hỗ trợ việc học tập của người học tại một số trường đại học của việt nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)