- Kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết
e) Sáng tạo (Creating) là tổng hợp kiến thức hoặc kết hợp các thành tố lại vớ
3.1.3 Phương pháp học dựa trên vấn đề (Problem based learning)
Mục tiêu của học dựa trên vấn đề (được định nghĩa là việc nghiên cứu có chiều sâu về một chủ đề học tập) là để học nhiều hơn về một chủ đề chứ không phải là chỉ tìm ra những câu trả lời đúng cho những câu hỏi được Giảng viên đưa ra [2].
Trong phương pháp học dựa trên vấn đề, sinh viên vừa nắm được kiến thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội kiến thức đó, phát triển tư duy chủ động, sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh (Hmelo-Silver, 2004).
Phương pháp này có thể giúp: Xác định và hình thành vấn đề; đề xuất các giải pháp; trao đổi, suy xét, cân bằng trong hướng giải quyết.
* Hướng dẫn thực hiện:
- Giới thiệu chủ đề (giảng viên đặt vấn đề, các câu hỏi chính cần nghiên cứu, các nguồn tài liệu tham khảo), chuẩn bị các hoạt động, nguồn lực cần thiết.
- Chia nhóm, giao chủ đề, thống nhất các quy định về thời gian, phân cơng, trình bày, đánh giá,…;
- Sinh viên hoạt động theo các nhóm: nghiên cứu và phân tích chủ đề, thảo luận, đưa ra các câu hỏi và giả thiết đầu tiên, phân chia nhiệm vụ cho các thành viên nhóm;
43
- Các thành viên làm việc độc lập theo nhiệm vụ đã được phân chia; - Từng cá nhân sẽ giới thiệu thành quả làm việc nhóm;
- Mỗi cá nhân tự viết ra một bản báo cáo.
- Tổ chức báo cáo và đánh giá: các nhóm trình bày kết quả nghiên cứu, giảng viên tổ chức đánh giá.
Việc cụ thể hóa các bước nói trên phụ thuộc rất lớn vào năng lực, tính tích cực của sinh viên (đơi khi của cả giảng viên) và các điều kiện học tập, giảng dạy có sẵn (tài liệu, trang thiết bị, nơi thảo luận,...).