Hoạt động đánh giá

Một phần của tài liệu Tiếp cận sáng kiến CDIO và cải cách hoạt động đào tạo (Trang 58 - 60)

- Kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết

1. Chia nhóm và phổ biến chủ đề/tình huống:

3.4.1 Hoạt động đánh giá

Vì sao tăng trọng số trong hoạt động đánh giá quá trình và giảm trọng số trong đánh giá kết thúc học phần?

Hoạt động đánh giá quá trình được xem là quan trọng nhằm khẳng định vai trò mới của người thầy trong vai “Người hướng dẫn”, thể hiện sự kết hợp của 3 trong1: Nhà giáo, nhà chuyên môn và nhà quản lý. Tâm thế và nhiệm vụ của người hướng dẫn là chỉ cho sinh viên cách học, cách thực nghiệm, cách nghiên cứu và ứng dụng, cách tư duy – sáng tạo và phản biện… cần dành nhiều thời gian trên lớp (online và truyền thống) cho các hoạt động tương tác và giảm tối đa thời gian cho thuyết giảng. Có ý kiến cho rằng:“Đánh giá quá trình rất quan trọng và thiết thực, tuy nhiên

khó quản lý nếu tăng trọng số đánh giá q trình lên 70%, có thể sẽ có một số rất ít giảng viên lợi dụng để thao túng hoạt động đánh giá”. Câu trả lời của chúng ta

là: “Hãy tin tưởng và đặt niềm tin vào sự công minh của giảng viên DNTU trong

hoạt động đánh giá, họ đang làm tốt và sẽ tốt hơn nữa một khi họ được Nhà tưởng tin tưởng giao phó”.

Trong quá trình quản lý nhân sự của DNTU trên hơn 15 năm qua đã cho thấy có một số rất ít cán bộ, giảng viên lợi dụng chức vụ - quyền hạn để gian lận trong hoạt động khảo thí và đã bị phát hiện, xử lý kỷ luật bằng các hình thức nghiêm khắc. Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Nhà trường kể từ 2015 cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta chưa phát hiện thêm trường hợp nào của cán bộ, giảng viên trong việc gian lận hoạt động đánh giá. Chúng ta tự hào rằng DNTU thực sự đang có một đội ngũ nhân sự “trong sạch, vững mạnh” được lãnh đạo Nhà trường tín nhiệm và tin tưởng.

Nhà trường đặt niềm tin và kỳ vọng vào tính trung thực, minh bạch và công khai trong hoạt dộng đánh giá quá trình của giảng viên để hoạt động đánh giá thật

59

sát với năng lực của từng sinh viên trong quá trình dạy và học, giảm bớt áp lực và tính may rủi trong thi cử.

Có 5 lý do để thay đổi trọng số đánh giá quá trình và kết thúc học phần: - Điểm đánh giá quá trình được xem là rất quan trọng bởi vì chỉ với 1/3 thời gian đầu của lớp học phần, nếu quan tâm theo dõi và đánh giá sự rèn luyện của người học, người thầy đã thấy rõ học lực của từng sinh viên trong quá trình học tập nhằm phát hiện sớm sinh viên yếu, kém để qua đó với 2/3 thời gian cịn lại của lớp học phần, người thầy sẽ có giải pháp khuyến khích, động viên, hỗ trợ và chấn chỉnh kịp thời. Để làm được việc này đòi hỏi người thầy phải tận tâm và đề cao tinh thần trách nhiệm, cần đẩy mạnh các hoạt động đánh giá quá trình, tập trung vào việc quản lý và hướng dẫn người học đọc hiểu bài, giải thích cặn kẽ những kiến thức, kỹ năng và nội dung cốt lõi trong quá trình dạy và học để sinh viên nắm bắt, tương tác, chủ động học tập, khuyến khích tích lũy kiến thức, tích lũy điểm nhằm đạt mục tiêu và CĐR mơn học;

- Khuyến khích thầy/cơ hạn chế thuyết giảng (truyền thụ 1 chiều), dành nhiều thời gian cho việc hướng dẫn, quản lý và theo dõi sát sao kết quả học tập thơng qua các hình thức đánh giá với nhiều cột điểm thường xuyên của từng sinh viên khi tham gia vào các hoạt động: đọc hiểu, thắc mắc, chia sẻ, tương tác, phản biện, trả lời câu hỏi, làm việc nhóm, thuyết trình, làm bài tập, dự án nhỏ, ý tưởng mới…;

- Giúp sinh viên nghe ít, đọc nhiều, hiểu sâu và tăng cường các hoạt động học tập chủ động, tích cực, tư duy - sáng tạo, rèn luyện các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm một cách thường xuyên để đạt được trình độ năng lực cá nhân, giúp người học trở thành những kỹ sư, cử nhân chuyên nghiệp, có tư duy sáng tạo, bản lĩnh, quyết đốn và sự tự tin trong lĩnh vực chun mơn;

- Thay đổi tư cách “giảng viên” thành “người hướng dẫn” đóng vai trị của 3 nhà: nhà giáo, nhà chuyên môn và nhà quản lý để hướng dẫn sinh viên tham gia các hoạt động một cách tự giác, chủ động và tích cực trong q trình học tập để tích lũy kiến thức, kỹ năng, tích lũy điểm chứ khơng chỉ hồi hộp, lo lắng chờ đợi vào kết quả kỳ thi cuối kỳ với nhiều may - rủi.

- Đánh giá quá trình (đặc biệt là đánh giá thường xuyên) giúp giảng viên xác định mức độ hiểu bài và ứng dụng bài của sinh viên thông qua phổ điểm để kịp thời hướng dẫn cặn kẽ hoặc điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp trước khi kết thúc học phần.

Một phần của tài liệu Tiếp cận sáng kiến CDIO và cải cách hoạt động đào tạo (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)