Đánh giá kết thúc học phần

Một phần của tài liệu Tiếp cận sáng kiến CDIO và cải cách hoạt động đào tạo (Trang 63 - 65)

- Kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết

1. Chia nhóm và phổ biến chủ đề/tình huống:

3.4.1.2 Đánh giá kết thúc học phần

Khuyến khích áp dụng thi kết thúc học phần đối với tất cả các học phần lý thuyết bằng hình thức thi trắc nghiệm nhằm áp dụng đồng bộ bằng giải pháp công nghệ trong hoạt động đánh giá kết thúc học phần. Đây là giải pháp nhằm chuyên nghiệp hóa hoạt động khảo thí, đồng thời thể hiện tính khách quan trong hoạt động đánh giá. Tuy nhiên, sự lựa chọn hình thức đánh giá cịn tùy thuộc vào mục tiêu mỗi học phần mà giảng viên xét thấy cần phải áp dụng các hình thức khác thiết thực hơn nhằm đem lại hiệu quả và đảm bảo đánh giá đúng chất lượng mỗi học phần.

Với trọng số 30% điểm đánh giá kết thúc học phần được xem là hoạt động test lại lần cuối nhằm đối sánh với điểm đánh giá bộ phận và cũng để kiểm chứng lại chất lượng và kết quả học phần đã được đánh giá q trình trước đó xem đã phù hợp hay chưa (dựa trên bảng đối sánh phổ điểm), trên cơ sử đó giảng viên xem xét và điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho học phần sau được tốt hơn.

Khi đối sánh giữa phổ điểm bộ phận và phổ điểm thi kết thúc học phần ta dễ dàng phát hiện những bất thường xảy ra hoặc có tỷ lệ chênh lệch quá lớn, khi đó ta cần xem lại những bất cập xuất phát từ đâu và xác định rõ nguyên nhân nào? Bất cập ấy thuộc về giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo, phương pháp giảng dạy hay hoạt động đánh giá (đề thi, hình thức thi, tổ chức thi,…) để có biện pháp nhằm chấn chỉnh kịp thời.

Ví dụ: Khi thấy điểm đánh giá bộ phận có 70% khá, trong khi điểm đánh giá

kết thúc học phần chỉ có 15% khá thì cần phải xác định lại ngun nhân để có biện pháp khắc phục.

* Hướng dẫn thực hiện

Để hoạt động đánh giá kết thúc học phần có phổ điểm tương ứng với điểm đánh giá bộ phận, giảng viên cần phải thực hiện nghiêm túc các yêu cầu sau:

- Xác định rõ mục tiêu và CĐR môn học đáp ứng yêu cầu CĐR của CTĐT; - Xây dựng đề cương chi tiết mơn học dựa trên giáo trình chuẩn được chọn lựa phù hợp với CĐR của CTĐT và các tài liệu tham khảo có liên quan;

- Căn cứ đề cương, các nội dung thể hiện trong giáo trình/tài liệu tham khảo để xây dựng bài giảng súc tích, ngắn gọn dễ hiểu đặc biệt tập trung vào kiến thức cốt lõi có trong giáo trình chính; bài giảng cần thêm phần mở rộng và nâng cao kiến thức thông qua các tài liệu tham khảo có trong danh mục học liệu của giảng viên;

- Hướng dẫn và chỉ báo nguồn trích dẫn tài liệu tham khảo đảm bảo tính mở rộng và nâng cao;

- Xây dựng đủ số lượng ngân hàng đề thi tối thiểu 150 đề thi/1 tín chỉ và được phân bổ đều cho các chương (ở cả trình độ cốt lõi, mở rộng và nâng cao); ngân hàng

65

đảm bảo 70% thuộc kiến thức cốt lõi, 15% thuộc kiến thức mở rộng và 15% thuộc kiến thức nâng cao;

- Cập nhật lại ngân hàng đề thi khi có sự thay đổi/cập nhật về nội dung giáo trình, tài liệu tham khảo;

- Rà soát và loại bỏ những đề thi có nội dung lỗi thời, nội dung khơng cịn thể hiện trong giáo trình/tài liệu tham khảo;

- Nội dung câu hỏi thể hiện trong ngân hàng đề thi kết thúc học phần phải được đúc kết, tích tụ từ những nội dung của q trình dạy và học của mỗi học phần, những vấn đề được đặt ra, đề cập hoặc chia sẻ trong quá trình học tập và trong các hình thức đánh giá quá trình;

- Tránh tình trạng “dạy và học một đàng, ra đề thi một nẻo” hoặc ra đề ngoài nội dung học tập, tham khảo/nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Tiếp cận sáng kiến CDIO và cải cách hoạt động đào tạo (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)