Kỹ năng giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Tiếp cận sáng kiến CDIO và cải cách hoạt động đào tạo (Trang 54 - 56)

- Kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết

1. Chia nhóm và phổ biến chủ đề/tình huống:

3.2.3 Kỹ năng giải quyết vấn đề

Thuật ngữ giải quyết vấn đề được sử dụng trong nhiều ngành, đôi khi với các quan điểm khác nhau. Trong kỹ thuật, chuyên môn giải quyết vấn đề được sử dụng một khi quá trình thực hiện một cơng việc nào đó bị bế tắc, bị hỏng hay khả năng thất bại cao, vì thế cần phải đưa ra hướng khắc phục để hạn chế tối đa những rủi ro, những thiệt hại có thể xảy ra.

Là một kỹ sư, cử nhân hay một nhà quản lý, hàng ngày chúng ta phải tiếp cận và xử lý rất nhiều những vấn đề trong quá trình thực hiện cơng việc. Có những vấn đề đơn giản nhưng cũng có những vấn đề phức tạp địi hỏi cần phải được giải quyết. Để vượt qua những hoàn cảnh như thế chúng ta cần dùng đến kỹ năng giải quyết vấn đề.

Kỹ năng giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong học tập và làm việc, bởi trong công việc là một chuỗi những vấn đề đòi hỏi chúng ta cần giải quyết. Một vấn đề là một tình huống có số lượng hoặc khơng có số lượng

55

mà một cá nhân hoặc một nhóm người được yêu cầu phải giải quyết. Trên thực tế, khơng có vấn đề nào giống vấn đề nào và cũng khơng có một cơng thức chung nào được áp dụng để giải quyết. Vì vậy việc rèn luyện về kỹ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên là điều vô cùng cần thiết, phải ln được giả định trong suốt q trình đào tạo, từ những vấn đề đơn giản đến những vấn đề phức tạp cần được người thầy đưa ra, hướng dẫn để sinh viên trải nghiệm.

* Hướng dẫn thực hiện:

- Nhận diện những vấn đề cần giải quyết;

- Xác định những nguyên nhân tạo ra vấn đề đó;

- Đưa ra được nhiều giải pháp/phương án thiết thực có tính khả thi;

- Ra quyết định lựa chọn một giải pháp/phương án phù hợp nhất có thể giải quyết được vấn đề đặt ra;

- Kiên trì, quyết tâm thực hiện các giải pháp cho đến khi thu được kết quả mong muốn.

Để thực hiện được các bước trên, phải có các kỹ năng cần thiết bao gồm: - Kỹ năng phân tích: Dùng kỹ thuật logic để xác định vấn đề cần phân tích, xác định mục tiêu, xác định các mối quan hệ và chia nhỏ vấn đề ra từng phần;

- Kỹ năng tổng hợp; Dùng phương pháp luận sáng tạo để phát triển các ý tưởng và đánh giá các ý tưởng bằng phân tích khi đã có đủ các ý tưởng;

- Kỹ năng ra quyết định: Dùng kỹ thuật logic để để so sánh các ý tưởng và lựa chọn ý tưởng tốt nhất;

- Kỹ năng khái quát hóa: Trừu tượng hóa các vấn đề cụ thể trợ giúp việc phân tích, tổng hợp và ra quyết định.

Lưu ý:

- Nhà trường tổ chức tập huấn cho giảng viên về kỹ năng để đáp ứng điều kiện giảng dạy theo hướng tiếp cận CDIO. Vì vậy, tất cả giảng viên phụ trách môn

học phải tham gia tập huấn kỹ năng và được cấp giấy chứng nhận đã hồn thành khóa học để có thể áp dụng việc tích hợp kỹ năng vào quá trình dạy học;

- Các kỹ năng phải được giảng viên hướng dẫn cho sinh viên từ lý thuyết đến thực hành một cách chi tiết và cụ thể ngay từ năm thứ nhất, trong 3 kỹ năng căn bản trên cịn có các kỹ năng bổ trợ (kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong nhóm,…). Các kỹ năng sẽ được lặp đi lặp lại xuyên suốt trong quá trình học 4 năm tại Trường thơng qua các học phần, sinh viên ln được tích hợp kỹ năng vào các môn học lý thuyết và thực hành.

Một phần của tài liệu Tiếp cận sáng kiến CDIO và cải cách hoạt động đào tạo (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)