HỢP TÁC GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Tiếp cận sáng kiến CDIO và cải cách hoạt động đào tạo (Trang 74 - 77)

- Kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết

b) Đối với sinh viên

3.8 HỢP TÁC GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP

Quan hệ hợp tác giữa Nhà trường và doanh nghiệp hoặc nói rộng hơn với thế giới việc làm là yếu tố cốt lõi trong việc xây dựng, phát triển và thực hiện CTĐT theo cách tiếp cận CDIO, và là điểm then chốt để rút ngắn khoảng cách giữa những gì Nhà trường đang làm và những gì xã hội thực sự cần. Trong CTĐT theo cách tiếp cận CDIO mà Nhà trường phát triển và thực hiện, tồn bộ q trình đào tạo được vận hành trên nguyên lý “học đi đôi với hành”, “lý thuyết đi đơi với thực tiễn”, vì vậy hợp tác giữa Nhà trường và doanh nghiệp được coi là nhân tố quyết định chất lượng của sản phẩm đào tạo và giúp đem lại những lợi ích thiết thực cho các bên có liên quan và cho cộng động xã hội.

Nhận thức rõ tầm quan trọng trong việc hợp tác giữa Nhà trường và doanh nghiệp, trong những năm qua Nhà trường không ngừng kết nối, mở rộng hợp tác trong việc gửi sinh viên đến doanh nghiệp để thực tập chuyên ngành, thực tập tốt nghiệp và trực tiếp làm việc dài hạn từ 6 tháng đến 12 tháng đối với một số ngành nhằm giúp sinh viên được trải nghiệm với thực tế nghề nghiệp. Trong quá trình làm việc, sinh viên được làm quen với nội quy, quy định, văn hóa doanh nghiệp và hơn thế nữa sinh viên được trải nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực được đào tạo, tiếp cận với những trang thiết bị tiên tiến và hiện đại, từ đó sinh viên trở nên chuyên nghiệp hơn trong việc thao tác và vận hành các trang thiết bị, máy móc chuyên dụng.

Tuy nhiên, việc hợp tác đào tạo giữa Nhà trường với các doanh nghiệp trong thời gian qua vẫn còn những mặt hạn chế do thỏa thuận giữa Nhà trường và doanh nghiệp chưa thực sự chặt chẽ và rõ ràng, chưa phân định rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên liên quan đến kết hợp đào tạo để tiến hành theo dõi, giám sát thực hiện đánh giá một cách hiệu quả nhất.

75

Trong Đề án tiếp cận CDIO Nhà trường thay đổi cách làm, tập trung đẩy mạnh và chi tiết hóa các hoạt động hợp tác đào tạo giữa Nhà trường và doanh nghiệp bằng việc giao cụ thể cho từng đơn vị có liên quan trong việc quán lý, phụ trách và thực hiện từng dự án cho mỗi ngành.

* Hướng dẫn thực hiện:

1) Phòng QHDN & PTKN

- Thống kê lại tất cả các doanh nghiệp Nhà trường đã kết nối trong thời gian qua, phân theo quy mô doanh nghiệp (FDI, doanh nghiệp lớn/trung bình), phân theo ngành/lĩnh vực (Cơng nghệ kỹ thuật điện - điện tử, Công nghệ kỹ thuật xây dựng, Công nghệ thực phẩm, Quản trị kinh doanh,…);

- Lựa chọn những doanh nghiệp có quy mơ lớn, lên kế hoạch và nội dung làm việc, triển khai hợp đồng thỏa thuận (hoặc thỏa thuận lại đối với những doanh nghiệp đã ký thỏa thuận trước đây nhưng còn hiệu lực) và lập đề án kết hợp đào tạo thực hành;

- Tiếp tục tìm kiếm và mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp lớn để triển khai cho tất cả các ngành Nhà trường đang đào tạo, đảm bảo mỗi ngành có ít nhất từ 3 doanh nghiệp có quy mơ lớn được ký kết thỏa thuận và xây dựng đề án hợp tác đào tạo;

- Phối hợp với các khoa để xây dựng đề án kết hợp đào tạo cho mỗi ngành/lĩnh vực đào tạo;

- Theo dõi tình hình thực hiện các đề án, đề xuất giải pháp tối ưu hóa hoạt động kết hợp đào tạo giữa Nhà trường với doanh nghiệp.

- Lập kế hoạch theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện các đề án theo chu kỳ 6 tháng/lần đối với từng đề án.

- Kết hợp với doanh nghiệp và khoa chủ quản đề án để tham gia đánh giá kết quả thực hiện đề án theo chu kỳ.

- Phối hợp với Phòng QHDN & PTKN xây dựng đề án hợp tác đào tạo với doanh nghiệp cho mỗi ngành/lĩnh vực đào tạo;

- Quản lý, theo dõi, giám sát và thường xuyên quan tâm đến các hoạt động của mỗi đề án do khoa mình phụ trách;

- Phân cơng lãnh đạo trong khoa để quản lý, theo dõi các đề án và lập sổ tay ghi nhớ những nội dung cần thiết trong quá trình thực hiện từng đề án;

- Định kỳ 6 tháng/lần đánh giá kết quả thực hiện đề án, nêu rõ những khó khăn, tồn tại, bất cập của mỗi đề án và đề ra giải pháp thực hiện cho chu kỳ tiếp theo. Trong trường hợp phát hiện những tình huống bất trắc hoặc khó giải quyết, lãnh đạo trực tiếp cáo BGH để có hướng xử lý kịp thời.

- Báo cáo đánh giá từng đề án có sự tham gia nhận xét của doanh nghiệp và Phòng QHDN & PTKN.

77

Phần 4

TỔ CHỨC THỰC HIỆN 4.1 Những điểm cần lưu ý

Một phần của tài liệu Tiếp cận sáng kiến CDIO và cải cách hoạt động đào tạo (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)