Phương pháp hoạt động nhóm (Group based Learning)

Một phần của tài liệu Tiếp cận sáng kiến CDIO và cải cách hoạt động đào tạo (Trang 43 - 45)

- Kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết

e) Sáng tạo (Creating) là tổng hợp kiến thức hoặc kết hợp các thành tố lại vớ

3.1.4 Phương pháp hoạt động nhóm (Group based Learning)

Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 5 đến 7 người. Tùy mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ đích, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của môn học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Khi làm việc nhóm, các thành viên phải làm việc theo qui định do giảng viên đặt ra hoặc do chính nhóm đặt ra. Các thành viên đều phải làm việc chủ động, không ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong khơng khí thi đua với các nhóm khác. Khi có một nhóm nào lên thuyết trình, các nhóm cịn lại phải đặt ra các câu hỏi phản biện hoặc câu hỏi đề nghị làm sáng tỏ vấn đề [2].

Phương pháp hoạt động nhóm làm cho mỗi thành viên quen dần với sự hợp tác, phân công lao động xã hội, chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì, hiệu quả trong học tập sẽ tăng lên, ngồi ra cịn giúp giải quyết những vấn đề bế tắc, gay cấn cần có sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm để hồn thành nhiệm vụ.

* Hướng dẫn thực hiện:

- Xác định nội dung thảo luận: câu hỏi, chủ đề, bài tập, vấn đề học tập; yêu cầu hình thức trình bày, thời gian thảo luận;

- Chuẩn bị các điều kiện để nhóm tiến hành hoạt động. Hoạt động nhóm nhằm giải quyết vấn đề gì? Hoạt động nhóm như thế nào? Chia lớp làm mấy nhóm, mỗi nhóm có bao nhiêu sinh viên …;

- Nội dung thảo luận nhóm thường là những nhiệm vụ (câu hỏi, chủ đề, bài tập, vấn đề học tập) gắn với những tình huống khó giải quyết. Để giải quyết được, cần huy động sự tư duy, chia sẻ của nhiều thành viên;

- Các nhiệm vụ trong thảo luận nhóm khơng được quá dễ, phải là những nhiệm vụ mang tính tư duy và có ít nhất 1 phương án giải quyết;

- Phương tiện hỗ trợ thảo luận nhóm là giấy A3 (giấy khổ lớn và bút dạ, nếu có), bảng phụ,… tùy theo yêu cầu của nhiệm vụ cần thực hiện.

2. Thực hiện nhiệm vụ

- Giảng viên chia nhóm theo yêu cầu của nhiệm vụ;

- Các nhóm tự phân cơng vị trí của các thành viên (nhóm trưởng, thư ký, người báo cáo, người quan sát, người trợ giúp,…).

- Trong q trình các nhóm thảo luận, giảng viên quan sát, điều chỉnh chỗ ngồi, nhắc nhở hay hỗ trợ khi nhóm nào cần. Trong q trình thảo luận, mỗi thành viên trong nhóm đều được tham gia bàn luận, được lắng nghe và tôn trọng, tránh để xảy ra tranh cãi, căng thẳng; những băn khoăn về ý nghĩa, kết quả phải được giải đáp kịp thời;

- Thời gian thực hiện nhiệm vụ phải phù hợp với khả năng làm việc của sinh viên và yêu cầu của nhiệm vụ.

Lưu ý: Khi quan sát, nếu xét thấy một hoặc một số thành viên trong nhóm có

biểu hiện lúng túng, khó khăn khi tiếp nhận nhiệm vụ, giảng viên cần hướng dẫn những thành viên đã hiểu vấn đề để chia sẻ giải thích, hỗ trợ. Nếu một trong số các nhóm đã hồn thành trước, có thể đề nghị thành viên trong nhóm hỗ trợ các nhóm khác hoặc giao thêm nhiệm vụ cho nhóm.

45

3. Báo cáo kết quả

Khi các nhóm đã hồn thành nhiệm vụ, Giảng viên hoặc 1 sinh viên được giao nhiệm vụ tổ chức, thảo luận, chỉ định các hóm báo cáo kết quả. Cần lưu ý, có thể yêu cầu bất cứ cá nhân nào trong một nhóm trình bày hoặc để nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận nhưng đó phải là kết quả chung của cả nhóm. Tiếp đó dành 1 khoảng thời gian cho các nhóm nhận xét, trao đổi, phản biện. Thơng qua đó, góp phần hình thành cho sinh viên những kỹ năng phản biện và tư duy phản biện.

4. Nhận xét – đánh giá

Sau khi các nhóm đã trình bày xong kết quả, giảng viên nhận xét, đánh giá và mở ra những luồng suy nghĩ tiếp theo đối với sinh viên. Trong trường hợp những nhiệm vụ học tập mang tình mở, các ý kiến có thể khơng giống nhau, khi ấy vai trò giảng viên là định hướng cho sinh viên suy nghĩ và nhìn nhận đánh giá vấn đề từ nhiều góc độ. Thậm chí, có thể hướng dẫn, đề nghị sinh viên thử suy nghĩ và lập luận về vấn đề từ quan điểm đối lập với mình, trên cơ sở đó gợi mở cho sinh viên những ý tưởng mới trong việc tiếp nhận kiến thức.

Một phần của tài liệu Tiếp cận sáng kiến CDIO và cải cách hoạt động đào tạo (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)