Virus gây bệnh dại (Rabies) 1 Đặc điểm sinh vật học

Một phần của tài liệu Giáo trình Vi sinh vật thú y (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 25 - 28)

- chung họ với virus gây viêm gan vịt

7. Virus gây bệnh dại (Rabies) 1 Đặc điểm sinh vật học

7.1 Đặc điểm sinh vật học

1880: Pasteur: chứng minh thể qua lọc, chế vắc xin, 1903: Negri: thể vùi trong tế bào chất bắt màu axit. Virus thuộc họ Rhabdoviridae, Giống Lyssavirus, Các

rhabdovirus động vật về căn bản có dạng đầu đạn, thường được gọi là các thể B (hạt B hay virion B) bắt nguồn từ chữ "bullet-shaped particle"ARN một sợi hình đầu đạn, 11-15kb, 100-150x 250-1000nm, Có vỏ mang 1 polypeptid G. Có thể vùi Nagri là những thể ấn nhập ái toan

Virus có 2 type: virus dại đường phố (SV), virus dại cố định (FV). Thời gian ủ bệnh SV> FV

Virus nhân lên trong tế bào chất và xâm nhập bằng hòa màng vỏ virus với màng tế bào. Thơng qua sự dung hợp áo ngồi và màng tế bào ký chủ, virus xâm nhập vào tế

25

bào chất rồi cởi vỏ ở đó. Q trình tái sản diễn ra hoàn toàn trong tế bào chất. Nhờ enzyme sao chép có trong thành phần nucleocapsid của virus mà một số loại sợi RNA dương được tổng hợp và hoạt động như các RNA thông tin làm khuôn tổng hợp các protein cấu trúc của virus. Quá trình tái sản RNA genome như sau: thể phức hợp RNA- protein N hoạt động như khuôn nucleocapsid tổng hợp nên dạng trung gian hay dạng RNA tái tạo có thêm RNA sợi dương có độ dài bằng độ dài của RNA genome. Từ khuôn là sợi dương của RNA dạng tái tạo, các RNA sợi âm được tổng hợp kết hợp ngay với protein N sau đó với các protein NS và L hình thành nucleocapsid tập trung ở trong tế bào chất, thường được quan sát thấy ở dạng các thể ấn nhập. Sau khi kết hợp protein M, nucleocapsid kết hợp protein G rồi di động về màng tế bào chất ký chủ và nẩy chồi qua màng mà hình thành virion thành thục.

Mẫn cảm tia cực tím, dung mơi hịa tan lipit. Nhiệt độ: 70-100o/C : giết virus / vài phút, lạnh: lâu (1-2 năm) và ổn định pH (5-10)

7.2 Chẩn đốn virus học

Ni cấy (mẫu mơ não của động vật bị nghi ngờ) trên tế bào thận chó, mèo: ít

khi gây bệnh tích . Tế bào Vero, BHK 21: chế vacxin và tiêm cho động vật: thỏ, chuột: tiêm não biểu hiện co giật – chết

Nhuộm tế bào: Trong tế bào chất của tế bào cảm nhiễm virus dại hay tế bào

thần kinh động vật bệnh ở vùng sừng Ammon (cornu Ammoni, hay hải mã, hypocampus) nhuộm Giemsa thường thấy các thể Negri (Negri body) là những thể ấn nhập ái toan (ưa acid) chứa các hạt nhỏ ái kiềm (bắt màu bazơ) ở bên trong.

7.3 Chẩn đoán huyết thanh học (các phản ứng huyết thanh học như miễn dịch huỳnh

quang trực tiếp, miễn dịch huỳnh quang gián tiếp và các phản ứng kháng thể đánh dấu khác cũng được dùng để chẩn đoán bệnh dại).

Phản ứng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp tiến hành được khi đã có sẵn kháng thể kháng virus dại đã được đánh dấu chất huỳnh quang (conjugate huỳnh quang trực tiếp: direct fluorescent-conjugated antibody). Chất huỳnh quang có thể dùng là fluorescein isothiocyanate (FITC), evans blue, tetramethyl rhodamin- isothiocyanate (TRTC), lissamin-rhodamin B (rhodamin B 200), acid diaminonaphtylamin sulfonic (DANS),.... Trước tiên ta làm tiêu bản vết in, lát cắt hoặc làn mỏng trên phiến kính, để khơ trong khơng khí rồi cố định bằng cách ngâm vào acetone lạnh −10 - −20 °C (cố định bằng cách này giữ được tính kháng nguyên của bệnh phẩm). Phủ tiêu bản

26

bằng 1 giọt conjugate huỳnh quang trực tiếp, đặt phiến kính vào đĩa Petri có giấy thấm ngấm nước giữ ẩm (có thể đánh dấu tiêu bản ngồi đĩa), để ở nhiệt độ phòng 30 phút đến 1 giờ, lấy ra rửa bằng nước cất, để khơ và quan sát dưới kín h hiển vi huỳnh quang (chú ý: trong phòng tối). Phản ứng là dương tính khi tiêu bản phát sáng, do conjugate không bị nước rửa trôi (nhờ liên kết đặc hiệu kháng nguyên - kháng thể) nên chất huỳnh quang trên đó phát bức xạ dưới sự kích thích của bức xạ quang học thích hợp năng lượng cao hơn. Phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp thực hiện được khi có conjugate huỳnh quang gián tiếp, tức chất được nhuộm huỳnh quang là kháng thể kháng epitope của kháng thể của loài động vật cần nghiên cứu (ví dụ, thỏ được tối miễn dịch bằng IgG của chó rồi lấy máu thỏ chiết kháng thể chống IgG chó rồi đem đánh dấu bằng chất huỳnh quang FITC ta có conjugate huỳnh quang gián tiếp thỏ kháng chó: Rab/antiDog(IgG)/FITC). Phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp đa năng hơn phản ứng huỳnh quang trực tiếp. Khi có kháng nguyên chuẩn ta có thể phát hiện được kháng thể còn khi có kháng thể chuẩn ta có thể phát hiện được kháng nguyên. Độ nhạy của phản ứng cũng cao hơn nhiều. Sau khi cố định tiêu bản kháng nguyên (chuẩn hoặc bị kiểm) ta phủ tiêu bản bằng 1 giọt kháng thể (bị kiểm hoặc chuẩn), ủ ẩm ở nhiệt độ phòng khoảng 30 phút đến 1 giờ ta rửa bằng nước rồi phủ bằng conjugate huỳnh quang gián tiếp kháng lồi thích hợp. Sau một thời gian ủ ẩm lại đem rửa nước, làm khô rồi hiển vi. Kết quả phản ứng tương tự như trên. FITC phát quang khi kích thích bởi bức xạ xanh thẩm (blue), evans blue, TRITC và rhodamin B 200 ở bức xạ xanh lục (green), DANS ở bức xạ tử ngoại,...

27

7.4 Phịng trị

Tiêm phịng định kì : lần đầu lúc 4 tuần tuổi. Nếu chó con sinh ra từ chó mẹ đã được tiêm phịng thì tiê cho chó lúc 3 tháng tuổi và sau 1 năm nhắc lại 1 lần.

Thường xun xích và ni chó trong nhà tránh thả rơng. Khi chó đi dạo phải có người dắt và theo dõi

Vệ sinh chuồng ni sạch sẽ, khử trùng khu vực quanh nuôi và khi thấy vật ni có biểu hiện bất thường và hung dữ hơn cần đưa đến các trạm thú y gần nhất

Một phần của tài liệu Giáo trình Vi sinh vật thú y (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 25 - 28)