E.col i Escherichia coli (Trực khuẩn đường ruột) 1 Đặc tính sinh vật học

Một phần của tài liệu Giáo trình Vi sinh vật thú y (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 55 - 58)

- ELIS A, PCR

10. E.col i Escherichia coli (Trực khuẩn đường ruột) 1 Đặc tính sinh vật học

10.1 Đặc tính sinh vật học

Là một chi vi khuẩn lớn thuộc họ trực khuẩn đường ruột. Đây là những vi khuẩn hìmh que nhỏ (0,4 - 0,6), hai đầu trịn, Gram âm, do có lơng roi (tiêm mao) và đều là chu mao khuẩn và khơng hình thành nha bào (bào tử)

10.2 Chẩn đoán vi khuẩn học

Vi khuẩn này phát triển rất tốt trên môi trường thạch thường, ở 35 - 37°C sau 12 - 18 giờ hình thành khuẩn lạc trịn, lồi, khơng trong suốt, bóng láng. Trên thạch máu, đa số chủng không gây dung huyết, nhưng cũng có chủng dung huyết. Để phân lập thường nuôi cấy khởi đầu trên môi trường tuyển lựa như môi trường Istrati, MacConkey, Endo, desoxycholate,...

55

Môi trường thạch đường được chế như sau: Cho vào 100 ml thạch thường (có thể pha bột môi trường chế sẵn NA [nutrient agar base] thương phẩm vào nước cất theo chỉ dẫn trên vỏ lọ, hoặc chế nước thịt peptone (canh thang) [một phần thịt bò nạc ngâm trong hai phần nước trong 2 giờ ở 50 °C hoặc qua đêm trong tủ lạnh, đun sôi 30 phút rồi lọc và thêm nước cất cho đủ hai phần dịch, rồi thêm peptone 10 g/l và NaCl 5 g/l, điều chỉnh pH về mức 7,2 - 7,4 bằng NaOH 1 N], và 1% thạch (agar) rồi hấp hơi dưới áp suất cao 15 phút ở 121 °C) các chất sau: lactose 1,5 g, mật bị khơ ; (chế bằng cách lọc mật bò tươi qua giấy lọc ra khay tráng men, sấy 120 °C trong khoảng 30 phút cho giảm lượng thủy phần và khử trùng rồi sấy tiếp ở nhiệt độ 45°C cho khô, cạo ra và đựng vào lọ nút kín, dùng dần) 0,8 g, citrate natrium (sodium citrate) 0,8 g, citrate sắt 0,2 g, hyposulfide (thiosulfate) natri (Na2 S2 O3 .5H2 O) 0,85g, trộn đều rồi đun sôi khoảng 15 phút, chỉnh pH 7,2, rồi cho thêm 2 - 4 ml xanhbromothymol (bromothymol blue) 1% (chế bằng cách nghiền 1 g bromothymol blue trong cối sứ, nhỏ từng giọt NaOH 0,1 N cho đến 25 ml rồi thêm nước cất vừa đủ 100ml, cho vào lọ, nút kín dùng dần) đến khi mơi trường có màu đỏ úa vàng ở khoảng 50 °C. Lại đun sôi 15 phút, để nguội đến 50 °C rồi rót hộp lồng đĩa) Petri. Để đĩa trên mặt phẳng khoảng 15 phút cho thạch rắn lại rồi mở nắp hộp mà hong cho mặt thạch ráo nước (khoảng 10 - 15 phút, trong buồng vô trùng) rồi cho và bao polyethylene để tránh cho thạch khô khi bảo quản mà bảo quản ở khoảng 1 - 80C (thường sau khi để qua đêm ở nhiệt độ 37

56

°C để kiểm tra vô trùng, loại bỏ các đĩa bị ngoại nhiễm). Sau khi nuôi cấy vào môi trường, ủ ở 37 °C qua 24 giờ thì lấy ra đọc kết quả. E. coli lên men đường lactose nên khuẩn lạc ban đầu có màu vàng nhạt sau để lâu có màu xanh lục. Do vi khuẩn này không sản sinh H S nên khuẩn lạc không huyển sang màu đen (như các Proteus).

E. coli phân giải đường lactose nên khuẩn lạc có màu đỏ sau khoảng 18 - 24giờ nuôi cấy. Các vi khuẩn không lên men lactose có khuẩn lạc khơng màu. Vi khuẩn Gram dương không phát triển trên mơi trường này

10.3 Chẩn đốn huyết thanh học : Elisa, kháng thể huỳnh quang 10.4 Phòng trị 10.4 Phòng trị

Gia cầm

Vệ sinh chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, máng uống... định kỳ, sạch sẽ. Phun thuốc khử trùng trong và xung quanh chuồng trại định kỳ để tiêu diệt mầm bệnh.

Bổ sung các vitamin, các chất điện giải để nâng cao sức đề kháng cho gà như: vitamin, glucozo, B – Complex, ….

Bệnh E.coli có nhiều chủng gây bệnh trên gia cầm nên việc tiêm phòng vaccine thường kém hiệu quả

Bệnh có thể điều trị bằng kháng sinh như Colistin, Kanamycin, Gentamycin, Norfloxacine… theo dạng tiêm hoặc pha vào nước uống theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Trong quá trình điều trị kết hợp sử dụng một số thuốc tăng cường sức khỏe như Bcomlex. Sau quá trình điều trị bệnh bằng kháng sinh có thể sử dụng một số chế phẩm vi sinh để cải thiện đường ruột cũng như khả năng tiêu hóa của gia cầm

Heo

Cho heo bú ngay từ khi lọt lịng vì sữa đầu có chứa hàm lượng dưỡng chất cao. Cụ thể, cho heo con bú càng sớm càng tốt, sau 24 giờ chất kháng thể trong sữa mẹ sẽ giảm trong khi đó men tiêu hóa chất đạm lại hoạt động mạnh gây phá hủy các kháng thể trong sữa đầu.

Nên tiêm phòng cho heo mẹ và heo con, ví dụ tiêm phịng dịch tả, giả dại, thương hàn, tiêu chảy vì khuẩn E.Coli để tạo miễn dịch tốt cho heo mẹ và heo con. Cần chú ý và thường xuyên chú trong đến lịch tiêm vacxin cho heo để tiêm đúng thời điểm tránh được những bệnh đơn giản.

57

Vệ sinh cuống rốn tốt cho heo con, nếu không sẽ bị viêm nhiễm và phát sinh bệnh. Nên cắt rốn, sát trùng bằng iodine liên tục cho đến khi rốn rụng.

Cung cấp dưỡng chất sắt cho heo con để hạn chế nguy cơ thiếu máu dẫn đến tiêu chảy.

Phòng bệnh cho heo mẹ để hạn chế nguy cơ mắc hội chứng MMA (viêm vú, viêm tử cung và tiết sữa kém).

Vệ sinh chuồng trại, cho heo ăn vệ sinh, đủ chất, đủ nước, nước uống phải sạch sẽ, nên cho kín chuồng khi trời lạnh và thống mát về mùa hè….

Phác đồ điều trị 1: Nếu heo mắc bệnh tiêu chảy nên sử dụng kháng sinh Pharmequin liều10g/200kg trọng lượng 1 lần cho cả đàn, cho uống 2lần/ngày hoặc hồ 1g/1lít nước cho uống để diệt vi khuẩn. Lưu ý là cho cả đàn uống. Đối với con ốm, sau khi cho uống toàn đàn sẽ tiêm riêng kháng sinh Enro-S.P.D liều 1ml/5kg trọng lượng, 1lần/ngày vào bắp. Có thể thay bằng Phar-S.P.D liều 1ml/10kg trọng lượng/lần, tiêm 2lần/ngày. Tiêm giảm đau, hạ sốt bằng Calci-Mg-B6 và Phar-nalgin C với tỷ lệ 1/1, 10ml/con ốm, 1 ngày tiêm 1 lần.

Phác đồ điều trị 2: Điều trị bệnh tiêu chảy cho heo có thể cho tồn đàn uống theo cách 1 phía trên. Sau đó với các con ốm, tiêm kháng sinh Enroseptyl-L.A 1ml với 1ml Pharseptyl-L.A với mỗi 10kg trọng lượng, ngày chỉ tiêm 1 lần. Đối với cách hạ sốt và giảm đau sử dụng như phác đồ 1.

Một phần của tài liệu Giáo trình Vi sinh vật thú y (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 55 - 58)