Erysipelothrix insidiosa (Trực khuẩn nhỏ đóng dấu son) 1 Đặc tính sinh vật học

Một phần của tài liệu Giáo trình Vi sinh vật thú y (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 43 - 44)

- chung họ với virus gây viêm gan vịt

3. Erysipelothrix insidiosa (Trực khuẩn nhỏ đóng dấu son) 1 Đặc tính sinh vật học

3.1 Đặc tính sinh vật học

Erysipelothrix là những trực khuẩn nhỏ (0,2 - 0,4 × 0,5 - 2,5 μm), nhưng trong canh khuẩn già có thể thấy các dạng sợi dài, Gram dương, không sinh nha bào và tiêm mao, cịn cấu trúc dạng giáp mơ thì phát hiện được dưới kính hiển vi điện tử.

Erysipelothrix là trực khuẩn yếm khí tùy tiện. Tính cảm thụ penicillin rất cao, khơng hề gặp chủng đề kháng chất kháng sinh này. Nhờ tính đặc hiệu trong phản ứng kết tủa trong thạch (agar gel) của kháng nguyên chịu nhiệt nguồn gốc peptidoglycan mà người ta phân loại được 26 dạng huyết thanh học khác nhau, còn các chủng khơng có một trong những kháng nguyên đó được ký hiệu là dạng N.

Các vi khuẩn Erysipelothrix cảm nhiễm lợn, cừu, bị và các động vật có vú khác, cũng như gà tây, gà và các loài chim khác. Nguồn gốc ổ dịch là động vật cảm nhiễm và đất bị ô nhiễm. Vi khuẩn thường trú ở hầu họng khoảng 20 - 50% lợn, thường bài xuất ra ngoài theo nước tiểu và dịch nước bọt lợn. Lợn 3 tháng tuổi trở lên thường dễ phát bệnh, lợn bệnh thường biểu hiện 4 thể bệnh: thể bại huyết cấp tính, thể đốm da á cấp tính, thể viêm khớp mãn tính và thể viêm nội tâm mạc, nhưng ở lợn cái có chửa cịn xảy ra sẩy thai. Ngoài lợn ra, ở trâu, bò thường viêm đế móng, ở bê nghé thường viêm đa khớp khơng hóa mủ, ở gà tây và gà gây ra chứng bại huyết. Người chủ yếu bị cảm nhiễm do tổn thương, xuất hiện các vết ban đỏ (erysipeloid) trên da (thường ở tay) sau đó có thể chuyển sang màu đỏ sẫm và loang rộng, đôi khi rất đau, trong khi hạch lympho khu vực có thể bị viêm. Bệnh này là bệnh nghề nghiệp, bệnh thường phát ở những người tiếp xúc với gia súc và cá (bác sỹ thú y, cơng nhân lị mổ, xưỡng chế biến thủy hải sản,...).

43

Nuôi cấy phân lập: Erysipelothrix phát triển yếu trên môi trường thạch đường, trên đó hình thành khuẩn lạc dạng giọt sương nhỏ, nhưng nếu thêm máu, đường glucose và tween 80 vào mơi trường thì sự phát triển trở nên tốt hơn. Trên mơi trường thạch máu vi khuẩn này biểu hiện dung huyết α

3.3 Chẩn đoán huyết thanh học (Elisa,…) 3.4 Phịng trị 3.4 Phịng trị

Bệnh có thể được phịng ngừa bởi sử dụng vaccine nhược độc (một số nước sử dụng chủng nhược độc đề kháng acryflavine, một chất gây đột biến mã bộ ba - frame shift), hoặc vaccine vô hoạt. Ở nước ta thường sử dụng vaccine nhược độc chủng VR2 thuộc type N, vaccine formol keo phèn và vaccine nhị giá tụ - dấu (tụ huyết trùng và đóng dấu lợn)

Để điều trị bệnh đóng dấu lợn người ta sử dụng penicillin. Các vi khuẩn này rất mẫn cảm với penicillin nên hiệu quả điều trị thường rất cao.

Một phần của tài liệu Giáo trình Vi sinh vật thú y (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)