Streptococcus (Liên cầu khuẩn) 1 Đặc tính sinh vật học

Một phần của tài liệu Giáo trình Vi sinh vật thú y (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 38 - 40)

- chung họ với virus gây viêm gan vịt

1. Streptococcus (Liên cầu khuẩn) 1 Đặc tính sinh vật học

1.1 Đặc tính sinh vật học

Hình 1.1: khuẩn lạc/huyết thanh

Streptococcus là những vi khuẩn hình cầu, bắt màu Gram dương, đường kính 0,6 - 1,0 μm, thường xếp thành chuỗi dài hoặc ngắn, nhưng cũng có thể có dạng song cầu tùy thuộc lồi. Khơng hình thành nha bào, một số hình thành giáp mơ, cũng có ít lồi có tiêm mao. Streptococcus là những vi khuẩn yếm khí tùy tiện, phát triển tốt ở môi trường thạch máu, mơi trường có huyết thanh nhưng địi hỏi chất dinh dưỡng nghiêm ngặt, pháttriển rất kém trên môi trường thạch thường. Khơng phát triển ở các mơi trường có thêm 6,5% NaCl. Phản ứng catalase âm tính, lên men glucose. Có loại tạo vịng dung huyết đặc hữu xung quanh khuẩn lạc khi phát triển trên môi trường thạch máu. Tính dung huyết có thể khác nhau, một số chủng có tính dung huyết ẩn

38

tính, thường được phát hiện bởi thử nghiệm CAMP. Có dạng (type) dung huyết alpha, vòng dung huyết hơi trong bao quanh vòng màu xanh lục sát khuẩn lạc (liên cầu khuẩn α) và dạng (type) dung huyết hồn tồn beta, vịng dung huyết trong suốt khơng màu, có bờ rõ ràng (liên cầu khuẩn β) và dạng gamma hoàn toàn không dung huyết (liên cầu khuẩn γ). Thông thường, người ta sử dụng môi trường cơ sở như thạch thường,... rồi gia thêm 5% máu ngựa hoặc máu cừu đã loại bỏ tơ huyết để ni cấy, nhưng tính dung huyết cũng biểu hiện khác nhau phụ thuộc vào loài động vật của máu sử dụng. Ví dụ, S. suis gây dung huyết β ở môi trường máu ngựa nhưng lại gây dung huyết α ở môi trường máu cừu.

Các liên cầu khuẩn phụ thuộc vào nhóm kháng nguyên thể đa đường tồn tại trên thành tế bào mà chia thành 21 nhóm huyết thanh học từ A đến W (khơng có I và J) nhưng liên cầu khuẩn viêm phổi lại khơng thuộc các nhóm này (phân loại huyết thanh học [theo] Lancefield). Người ta đã xác minh được rằng kháng nguyên các nhóm D và N là acid glycerol teichoic và kháng nguyên nhóm R và S là chất đa đường tồn tại ở giáp mô.

Đối với các bệnh cảm nhiễm liên cầu khuẩn ở người thì trọng yếu nhất là các liên cầu khuẩn nhóm A (liên cầu khuẩn hóa mủ) nhưng ở gia súc thì đơi khi vi khuẩn này chỉ gây viêm vú mãn tính và hồn tồn khơng quan trọng.Các liên cầu khuẩn hóa mủ sản sinh các loại enzyme ngoại bào (fibrinolysin, hyaluronidase, DNase,...) và các độc tố ngoại bào (streptolysine O, streptolysine S,...) khác nhau. Các độc tố ngoại bào giúp vi khuẩn xâm nhập vào tổ chức. Ngoài ra, trên bề mặt liên cầu khuẩn tồn tại chất gọi là protein M liên quan đến sự đề kháng quá trình thực bào của bạch cầu trung tính.

39

1.2 Chẩn đoán vi khuẩn học

Bệnh phẩm; máu, mủ, nước tiểu, nước não tủy,… Nhuộm Gr- , nuôi cấy trên môi trường thạch máu

Thử nghiệm CAMP (CAMP test) là phản ứng do Cristi, Atkins và Munch- Peterson, đều người Áo, đề xuất để phát hiện các chủng Streptococcus có tính dung huyết ẩn tính (Streptococcus agalactiae). Trên mơi trường thạch máu trong đĩa Petri, ta cấy chủng Staphylococcus aureus dung huyết beta thành dải dài, sau đó cách đường cấy này khoảng 2 - 3 mm ta cấy chủng Streptococcus bị kiểm (có thể 3 - 4 chủng mỗi lần) theo đường vng góc, ủ ở 37 °C một ngày đêm. Streptococcus agalactiae xuất hiện vùng dung huyết ở gần đường cấy S. aureus

1.3 Chẩn đoán huyết thanh học: Elisa, …. 1.4 Phòng trị 1.4 Phòng trị

Phòng bệnh chung, tránh lây nhiễm đặc biệt là thú non.

Có thể sử dụng các kháng sinh nhóm Penicillin, beta- lactamin, aminoglycosit hoặc kháng sinh đồ

Một phần của tài liệu Giáo trình Vi sinh vật thú y (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)