- chung họ với virus gây viêm gan vịt
9. Virus gây bệnh Aujeszky (bệnh giả dại) vr cùng nhóm với dịch tả vịt 1 Đặc điểm sinh vật học
9.1 Đặc điểm sinh vật học
Virus thuộc họ Herpesviridae, có AND 2 sợi, cấu trúc dạng khối, 162 capsome
có kích thước 180nm, có vỏ và nhân lên tại nhân.
Protein vco đến nay đã thấy hơn 20 loại protein cấu trúc của virus. Virus chỉ có 1 serotuyp nhưng lại có nhiều loại biến chủng độc lực khác nhau
Q trình nhân lên: Virus thơng qua các glycoprotein có nhiều trên bề mặt áo ngoài (envelope) mà kết bám trên tế bào ký chủ. Tiếp đó áo ngồi dung hợp
30
với màng tế bào và phóng xuất nucleocapsid vào trong tế bào. Nucleocapsid di động đến lỗ trên màng nhân tế bào và bơm acid nucleic vào trong nhân. Ở đó các mRNA (RNA thông tin) đặc hiệu của virus được tổng hợp, từ đầu đến cuối đều nhờ RNA-polymerase phụ thuộc DNA của tế bào ký chủ. Sau khi tổng hợp được một loạt mRNA, trên các ribosome trong tế bào chất bắt đầu tổng hợp các protein nhóm α. Các protein này lại di hành vào nhân. Dưới tác động ức chế của các protein này, các mRNA mới được tổng hợp và được chuyển ra ribosome để tổng hợp các protein nhóm β. Đại bộ phận protein β trong đó có DNA-polymerase di hành trở lại vào nhân, bắt đầu sao chép DNA virus. Tiếp đó, dưới sự chế ngự của protein nhóm β, các mRNA mới lại được tổng hợp, từ đó các protein cấu trúc chủ yếu của virus (các protein nhóm γ, đa số là các capsomer) được tổng hợp. Các DNA virus được di nhập vào trong các capsid đang hình thành từ các protein capsomer, mà hình thành nucleocapsid. Khi nẩy chồi (budding: "xuất nha") ra khỏi tế bào.
Các herpesvirus đã cảm nhiễm cơ thể dù phát bệnh hay không đều tồn tại suốt cả đời ký chủ ở trạng thái genome trong khí quan hoặc tổ chức đặc hiệu. Điều này thường được gọi là cảm nhiễm ẩn tính. Các virus cảm nhiễm ẩn tính được tái hoạt hóa khi cơ thể ký chủ bị stress, sức đề kháng giảm sút, và bài xuất ra ngoài tiếp tục lây nhiễm ký chủ mới. Các cơ chế hình thành, duy trì và tái hoạt hóa của cảm nhiễm ẩn tính cịn nhiều điểm chưa được rõ.
Virus nhạy cảm với nhiệt độ cao: 56 0 C/30 phút. NaOH 1%: diệt virus ngay
3.2 Chẩn đoán virus
Chẩn đốn dựa theo đặc điểm triệu chứng bệnh tích
Ni cấy : bệnh phẩm trên não, hạch
Trên phôi trứng: 3-5 ngày, tiêm xoang niệu mô, màng nhung niệu. Sau vài ngày phơi chết với bệnh tích: xuất hiện các nốt đậu ở màng CAM.
Trên tế bào: virus nhân lên mơ dịch hồn thỏ, chuột lang, PK15. Sau vài ngày,
hình thành thể bao hàm Cowdry A trong nhân.
Trên động vật cảm hiễm: thỏ (ngứa -> chết), chó (ngứa)
3.3 Chẩn đoán huyết thanh học
31
Dùng phản ứng Elisa tiềm kháng thể và dùng phản ứng huỳnh quang tiềm kháng nguyên và PCR tìm đoạn gen
9.4 Phòng trị
Phòng bệnh bằng vaccine: hiện tại trên thị trường có các dịng vaccine khác nhau (vơ hoạt, đơng khơ nhược độc, ….) có thể chọn lựa sử dụng.
Vacxin sống: Vacxin sống chỉ áp dụng cho những nơi bệnh rất phổ biến và ở các trại
thương phẩm. Một số loại vacxin sống nhược độc đang lưu hành ở nước ta như:
AKIPOR 6.3 của Rhone- Poulence- Pháp. Đây là vacxin sống chủng Bartha đã loại trừ IgE, mỗi liều 2ml. Nái hậu bị tiêm 2 mũi cách nhau 3- 4 tuần trước khi phối.
32
Nái sinh sản tiêm 2 lần cách nhau 3-4 tuần bất kỳ giai đoạn nào của thời gian chửa. Với lợn thịt, mũi đầu tiên tiêm ngay sau khi cai sữa và mũi thứ 2 lúc 10 tuần tuổi.
GESKYPUR của Pháp, liều tiêm 2ml/con. Đối với nái tiêm 2 mũi cách nhau 3- 4 tuần trước khi phối giống lần đầu và các nái đã đẻ tiêm bất cứ lúc nào trong thời gian chửa với 2 mũi cách nhau 3- 4 tuần.
AUJESPIG TM.L của Canada. Tiêm sâu bắp thịt, với lợn con đang bú mẹ: 0,5ml/con, các lợn khác 2ml/con. Thời gian tiêm vacxin: Đối với lợn nuôi thịt: lần đầu lúc 8 tuần tuổi, lần 2 lúc 11-12 tuần tuổi. Đối với lợn sinh sản: lúc nhỏ tiêm như lợn ni thịt, sau đó tiêm lúc trước khi phối giống 3-4 tuần và tiêm nhắc lại vào lúc 2- 3 tuần trước khi đẻ.
IZOVAC AU- K/61- BS là vacxin sống nhược độc Italia. Vacxin chứa chủng virus K61/BS. Tiêm bắp cổ 2ml/con. Nái chửa hậu bị tiêm lúc 60- 90 ngày tuổi, tiêm lần 2 sau 3-4 tuần và lần 3 sau 6- 7 tháng. Khi dịch xảy ra có thể tiêm vacxin trực tiếp vào đàn lợn bệnh.
Vacxin chết: Vacxin chết áp dụng những nơi bệnh mới xảy ra và ở các cơ sở giống.
AUJESPIG.K : vacxin chết (vơ hoạt) dùng phịng bệnh giả dại cho lợn mọi lứa tuổi. Đối với lợn con đẻ ra từ lợn nái chưa được tiêm phịng thì lần đầu tiêm sau khi sinh 2 ngày. Sau đó 2-3 tuần tiêm nhắc lại. Đối với lợn thịt: Sau lần chủng thứ 2 của lợn con từ 3-4 tuần thì tiêm nhắc lại lần 3. Đặc biệt là lợn mới nhập đàn, không rõ lý lịch phải tiêm ngay, tiêm hết mọi con trước khi nhập đàn. Đối với lợn nái: Tiêm bất cứ lúc nào trong thời kỳ mang thai và sau đó tiêm nhắc lại 30 ngày trước khi đẻ. Lợn đực giống mỗi năm tiêm 2 lần, cách nhau 6 tháng.
PARVOSUIN- MR/AD : vacxin vơ hoạt tam giá phịng 3 bệnh: sảy thai do Parvovirus, giả dại, và đóng dấu lợn. Tiêm cho lợn cai sữa 2 lần cách nhau 3- 4 tuần tuổi, tiêm định kỳ 2 lần/ năm.
SUIPRVAC- AD/COLI/Flu: vacxin vơ hoạt tam giá phịng 3 bệnh cúm lợn, giả dại và Ecoli. Tiêm 2ml/con, lần 1 lúc 3- 4 tuần tuổi và tiêm nhắc lại sau 25- 30 ngày, tiêm định kỳ 2 lần/năm.
MK- 25- VR2: vacxin vô hoạt tam giá của Bungari chống 3 bệnh dịch tả lợn, đóng dấu lợn, và giả dại. Tiêm 2ml/con, lần 1 lúc lợn 35- 40 ngày tuổi, lần 2 sau 25- 30 ngày.
33
Chỉ nhập lợn có lý lịch rõ ràng, đã qua kiểm tra huyết thanh âm tính với Aujesky, cố gắng theo nguyên tắc cùng vào cùng ra.
Phải xây dựng khu nái đẻ riêng rẽ, nái đẻ này cách nái đẻ kia càng xa càng tốt. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, tiêu độc, diệt côn trùng, chuột. Phun thuốc sát trùng tối thiểu một tuần một lần bằng 2% của dung dịch PVP.iodine 10%, Formol 1,2- 2%...
Tuyệt đối cấm tiếp xúc giữa lợn nái với trâu, bì, dê, cừu, chó, mèo…
Khơng mang thịt lợn sống hoặc sản phẩm lợn sống vào trang trại với bất kỳ lý do và hình thức nào.
Thường xuyên giám sát lấy quy trình xuất nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn.
Tiêm phòng chủ động vacxin sống nhược độ như MK- 25- VR2, Akipor 6.3, Izovac- K/61-BS…