Pasteurella multocida ( Cầu trực khuẩ n gây bệnh tụ huyết trùng) 1 Đặc tính sinh vật học

Một phần của tài liệu Giáo trình Vi sinh vật thú y (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 47 - 50)

- chung họ với virus gây viêm gan vịt

6. Pasteurella multocida ( Cầu trực khuẩ n gây bệnh tụ huyết trùng) 1 Đặc tính sinh vật học

6.1 Đặc tính sinh vật học

Pasteurella là những vi khuẩn nhỏ bất thường (0,3 - 1 × 1 - 2 μm), cầu trực khuẩn, Gram âm, không di động, khơng hình thành nha bào, phân bố riêng lẻ hoặc chuỗi ngắn, đơi khi đa hình thái, thường biểu hiện tính bắt màu lưỡng cực (hai màu nhuộm màu rõ hơn). Đại đa số các vi khuẩn mới phân lập có giáp mơ.

Trên môi trường thạch thường, khuẩn lạc có đường kính 1 - 4 mm, hình trịn, hơi đục, màu trắng xám, đôi khi xuất hiện các khuẩn lạc ly giải. Những vi khuẩn hình thành giáp mô thường rất nhầy, nếu chiếu xiên góc khuẩn lạc và quan sát qua kính hiển vi có độ phóng đại nhỏ thì thường thấy sự phát màu huỳnh quang (hiện tượng dung quang).

47

Hình 6.1: Khuẩn lạc trên môi trường thạch máu và vi khuẩn khi nhuộm màu Gr-

Các Pasteurella phát triển tốt ở điều kiện yếm khí tùy tiện trên các mơi trường có thêm máu hoặc các sản phẩm protein phân giải. Chúng phân giải các đường nhờ lên men, hình thành acid nhưng khơng sinh hơi. Phản ứng hồn ngun nitrate dương tính, oxidas và catalase dương tính, tùy lồi có thể sinh indol và phân giải urea. Gelatinase âm tính. hàm lượng G+C (mol%) là 37 - 45. Pasteurella multocida có 5 loại kháng nguyên giáp mô ký hiệu A, B, D, E và F (theo phân loại của Carter, 1957) và 16 loại kháng nguyên thân, ký hiệu từ 1 đến 16 (theo phân loại của Heddleston et. al, 1972), kết hợp các loại kháng nguyên này có thể phân các vi khuẩn này thành các dạng huyết thanh học khác nhau. Nội độc tố: lipopolysaccharide (không chịu nhiệt). Ngoại độc tố:(dermonecrotoxin) hoại tử da chuột lang, độc với tế bào phổi bò, gây tiêu chảy có màng giả, chế vaccine phịng viêm teo mũi truyền nhiễm

6.2 Chẩn đốn vi khuẩn học

Ni cấy, phân lập vi khuẩn: lấy mẫu bệnh phẩm, máu thú nghi nhiễm bệnh tiêm vào chuột sau đó ni cấy trên mt MCK: khuẩn lạc khơng mọc, idol dương, khôn dung huyết, oxidase dương

Để chế môi trường MacConkey, người ta hòa 20,0 g peptone, 10,0 g lactose, 1,5 g mật khô (hoặc 2,0 g desoxycholate natri), 0,03 g đỏ trung tính (neutral red), 0,0001 g tím kết tinh [crystal violet], 5,0 g NaCl và 14 g agar vào 1 lít nước cất, đun nóng cho tan, điều chỉnh pH 7,2 - 7,4, hấp tiệt trùng (nếu cần bảo quản lâu) ở 121 °C trong vòng 15 phút, đổ đĩa, hong ráo mặt thạch, có thể bảo quản ở nhiệt độ phịng hay tủ lạnh 4 °C. (Có thể dùng 0,075 g neutral red thay thế cho 0,03 g neutral red và 0,0001 g crystal violet nêu trên.

48

Những vi khuẩn hình thành giáp mơ thường rất nhầy, nếu chiếu xiên góc khuẩn lạc và quan sát qua kính hiển vi có độ phóng đại nhỏ thì thường thấy sự phát màu huỳnh quang (hiện tượng dung quang).

6.4 Phòng trị Heo Heo

Khi heo ngồi 1 tháng tuổi có thể tiến hành tiêm vaccin phòng bệnh tụ huyết trùng.Tiến hành phòng bệnh tổng hợp bằng các công tác vệ sinh thú y.

Bổ sung một số vitamin vào thức ăn, đặc biệt vào những khi thời tiết giao mùa để tăng cường sức đề kháng tự nhiên.T

Tăng cường vệ sinh chuồng trại định kỳ sát trùng chuồng bằng vôi bột hoặc một số thuốc PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FBM…

Dùng một trong số các sản phẩm có chứa kháng sinh trị bệnh vi khuẩn gram âm như: Tetra-colovit với liều lượng 2 g/lít nước uống, dùng trong 3 - 5 ngày. Ngồi ra, có thể sử dụng một số loại kháng sinh như Streptomycin, Colistin với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sỹ thú y.

Tiêm phòng bằng vaccine tụ huyết trùng gia cầm cho gà 2 tháng tuổi hoặc vaccine INACTI/VAC-FC3 0,5ml/con cho gà khi 45 ngày tuổi, lặp lại lần hai cho gà trên 3 tháng tuổi. Đây là loại vaccine chết dạng nhũ dầu tạo miễn nhiễm cao, nhưng nên lưu ý khi chủng ngừa chỉ chủng dưới da cổ. Nếu chủng vào bắp thịt cổ sẽ tạo nốt sưng nơi chỗ tiêm làm giảm giá trị quày thịt, còn chủng vào cổ gần đầu sẽ làm sưng đầu .

49

Có thể pha vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn một trong các loại sau: EST, Vimenro, Genta-Colenro, Ero-Sulfa, Tylenro 5+5, Kampico… theo liều chỉ định liều điều trị ghi trên nhãn.\

Trâu, bò

Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh như vệ sinh ăn uống, chăm sóc ,sử dụng hợp lý, thường xuyên tiêu độc chuồng trại, không để gia súc ở lầy lội, ẩm ướt…

Tiêm phịng: Biện pháp có hiệu quả nhất trong kiểm soát bệnh là tiêm vaccine hàng năm (6 tháng một lần) cho các đàn gia súc, để gia súc có miễn dịch chủ động chống lại mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể gia súc gây bệnh. Tại Nghệ An, thường dùng vắc xin keo phèn chủng P52 của công ty Navetco. Thường miễn dịch được 4-6 tháng.

Pasteurella mẫn cảm đối với một số kháng sinh như Streptomycine (và phối hợp với Penecilline); Gentamycine; Ampicilline; Tetracycline; Enrofloxacine; Thiamfenicol

Chú ý: Trong khi điều trị bắng thuốc kháng sinh kết hợp với B-complex C vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng, mau phục hồi sức khỏe. Trong thời gian điều trị bệnh, tiến hành sát trùng trang trại 1 - 2 lần bằng vôi, hoặc một số thuốc PIVIDINE, ANTIVIRUS-FBM.

Một phần của tài liệu Giáo trình Vi sinh vật thú y (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 47 - 50)