Phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 29 - 31)

1.3.1. Vị trí, vai trị của giáo viên THCS

Giáo viên THCS chiếm tỉ lệ trên 35% tổng số GV phổ thông, đội ngũ giáo viên các trường THCS là lực lượng trực tiếp và chủ yếu thực hiện chủ trương, đường lối, kế hoạch phát triển giáo dục bằng hành động thực tiễn tại cơ sở giáo dục. Đó là những người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ dạy học và giáo dục được Bộ GD&ĐT quy định trong biên chế nhiệm vụ từng năm học, cụ thể là giảng dạy theo chương trình THCS cho đối tượng học sinh từ lớp 6 đến lớp 9.

Đội ngũ giáo viên (teaching Staff) và đội ngũ CBQL giáo dục: quản lý các nhà trường và quản lý các cơ quan trong hệ thống GD quốc dân có vai trị rất quan trọng cho sự thành bại của sự nghiệp GD. Sản phẩm của họ khác với sản phẩm của loại hình lao động khác ở chỗ: sản phẩm này tích hợp cả nhân tố vật chất và tinh thần, đó là “nhân cách - sức lao động”.

Thành quả lao động của họ vừa tác động vào hình thái ý thức xã hội (giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc, tình đồn kết đồng thuận của đất nước), vừa hình thành sức lao động kỹ thuật, thúc đẩy sự năng động của đời sống thị trường, đây là thị trường sức lao động.

Sứ mệnh của đội ngũ GV và cán bộ QLGD có ý nghĩa cao cả đặc biệt. Họ là một bộ phận lao động tinh hoa của đất nước. Lao động của học trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy sự phát triển đất nước, cộng đồng đi vào trạng thái bền vững. Một ngày thiếu giáo dục đất nước không thể tồn tại được và giáo dục khơng có người thầy khơng thể vận động được.

Đội ngũ giáo viên THCS là một bộ phận nhân lực của hệ thống giáo dục đang thực hiện hoạt động giảng dạy, giáo dục trong cấp học THCS.

Nội dung của việc xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên THCS khơng nằm ngồi nội dung xây dựng phát triển đội ngũ GV nói chung. Nhưng do vị trí và vai trị của cấp học THCS có đặc điểm khác với các cấp, bậc học khác. Do đó, đội ngũ giáo viên THCS cũng có những đặc điểm riêng khác với giáo viên Tiểu học và giáo viên THPT.

Hiện nay ở nước ta, giáo viên THPT dạy chuyên sâu một môn theo chuyên ngành mà GV đó được đào tạo. Giáo viên THCS có thể dạy một mơn hoặc một mơn chính và dạy thêm mơn khác theo đào tạo: Toán – Lý; Lý- KTCN; Văn-Sử; Văn- GDCD; Sử- GDCD; Địa- Mỹ thuật…theo chương trình 70% - 30%.

Từ đặc điểm này đã hình thành nên hệ thống trường, khoa sư phạm để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho từng bậc học, cấp học. Các trường đại học sư phạm hoặc khoa sư phạm đào tạo giáo viên Tiểu học (THSP, CĐSP tiểu học, ĐHSP tiểu học), trường CĐSP đào tạo giáo viên THCS, thường đào tạo dạy môn chính và một mơn dạy phụ (mơn dạy phụ chiếm khoảng 30% thời gian đào tạo)

1.3.2. Tiếp cận lý luận phát triển nguồn nhân lực trong phát triển đội ngũ giáo viên THCS giáo viên THCS

Đội ngũ giáo viên là một tổ chức có thuộc tính ln ln vận động và phát triển. Đào tạo phát triển đội ngũ giáo viên chính là phát triển nguồn nhân lực cho giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác của các cấp quản lý giáo dục.

Theo tác giả Đỗ Minh Cương và Nguyễn Thị Doan cho rằng “phát triển nguồn nhân lực là tạo ra sự tăng trưởng bền vững về hiệu năng của mỗi thành viên người lao động và hiệu quả chung của tổ chức gắn liền với việc không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng của đội ngũ”

Theo tác giả Nguyễn Minh Đường “phát triển nguồn nhân lực là quá trình đào tạo và đào tạo lại, trang bị hoặc bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để người lao động có thể hồn thành tốt nhiệm vụ hoặc để tìm một việc làm mới”.

Từ điển Giáo dục học định nghĩa “phát triển nguồn nhân lực là: đào tạo nghề nghiệp, hình thành những khả năng chiếm lĩnh kiến thức, tay nghề và năng lực; quá trình nhằm cung cấp những nguồn nhân lực cho phát triển KT- XH cho đất nước”.

Qua những khái niệm trên, có thể hiểu phát triển nguồn nhân lực là làm gia tăng các giá trị vật chất, các giá trị tinh thần, các giá trị thể chất, giá trị đạo đức để mọi người lao động có thái độ lao động tốt, có năng lực làm việc tốt, hồn thành nhiệm vụ của mình và hợp tác với các thành viên khác phục vụ sự phát triển của tổ chức.

Phát triển đội ngũ giáo viên là phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD&ĐT, tạo ra một đội ngũ (tổ chức) giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu (tổ chức, độ tuổi, giới tính, dân tộc), đảm bảo về chất lượng (trình độ, tỉ lệ đào tạo, phẩm chất, năng lực) đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu phát triển GD&ĐT trong từng thời kỳ phát triển của đất nước.

Phát triển đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu cụ thể của cấp THCS trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)