Kết quả đánh giá phân loại giáo viên huyện Yên Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 64)

năm học 2013 – 2014 đến năm học 2014 -2015

Năm học Tổng số GV

Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại yếu SL % SL % SL % SL %

2013- 2014 411 251 61 127 31 33 8 0 0 2014 - 2015 413 268 65 116 28 29 7 0 0

Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Mỹ

Những ưu điểm: việc đánh giá xếp loại được tiến hành có nền nếp hàng năm, góp phần tạo ra động lực thi đua dạy tốt học tốt.

Hạn chế: nội dung đánh giá một số điểm chưa hợp lí, cách tính điểm khá phức tạp, khó vận dụng, hình thức. Một số trường chưa quán triệt đầy đủ nội dung yêu cầu, mức độ, thái độ đánh giá còn bộc lộ tư tưởng hữu khuynh, tỉ lệ khá, giỏi cao chưa thực chất.

Phương pháp kiểm tra đánh giá còn cứng nhắc chưa linh hoạt mềm dẻo, nặng về răn đe. Cơng tác tư vấn, thúc đẩy cịn hạn chế chưa chỉ ra hướng giải quyết những khuyết điểm của giáo viên khi thực hiện quy chế chuyên môn.

2.3.2.4. Xây dựng giáo viên đầu đàn

Giáo viên đầu đàn chính là đội ngũ giáo viên cốt cán từng môn học. Đội ngũ này có nhiệm vụ tiếp nhận những thay đổi về nội dung chương trình và những thơng tin mới về từng môn học từ Sở GD&ĐT và Bộ GD&ĐT sau đó triển khai tới đội ngũ GV trong toàn huyện. Tổ nghiệp vụ của Phòng GD&ĐT xây dựng và thực hiện các kì thi giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi và thực hiện công tác kiểm tra đánh giá đội ngũ cán bộ giáo viên các trường THCS trong toàn huyện. Tham gia bồi dưỡng đội học sinh giỏi của huyện dự thi các kì thi học sinh giỏi tỉnh.

Đội ngũ giáo viên cốt cán được thay đổi tuyển chọn thường xuyên qua các kì thi giáo viên giỏi, qua đó thể hiện năng lực cơng tác, sức khoẻ và trình độ mà đội ngũ giáo viên cốt cán được bổ xung. Còn những giáo viên cốt cán, tuổi cao, sức khoẻ yếu, năng lực không đáp ứng được với yêu cầu công việc mới được thay thế.

Nhìn chung việc xây dựng giáo viên đầu đàn của huyện Yên Mỹ đã làm khá tốt, đã tuyển chọn được một đội ngũ những giáo viên cốt cán có đủ năng lực, trình độ đạo đức tốt, sức khỏe tốt và nhiệt tình hồn thành các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên việc sử dụng đội ngũ này chưa hiệu quả, chưa tận dụng hết những thế mạnh của họ phục vụ nhiệm vụ nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong toàn huyện.

Trong các nhà trường THCS ở huyện Yên Mỹ việc xây dựng tập thể giáo viên lành mạnh trong nhà trường đều làm tốt. Ban giám hiệu cùng với tổ chức công đoàn nhà trường thường xuyên chăm lo giúp đỡ mọi thành viên, giải quyết những vướng mắc mà giáo viên gặp phải mọi hoạt động của nhà trường đều diễn ra tốt đẹp. Thơng qua đó chất lượng được nâng cao, mối quan hệ giữa các thành viên ln hồ hợp, giúp nhau vượt qua mọi khó khăn trở ngại trong cuộc sống và công tác. Cùng nhau đồng tâm hợp lực xây dựng đơn vị nhà trường lớn mạnh. Cùng nhau hướng tới cái tốt đẹp nhất của cuộc sống, mọi thành viên đều có ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn, vượt qua mọi sự cám dỗ tầm thường để trở thành một giáo viên có đạo đức tốt, có tay nghề giỏi là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

Thành công lớn của BGH các trường trong đó vai trị của Hiệu trưởng, người đứng đầu thực sự công tâm, thạo việc trong công tác lãnh đạo nhà trường, điều hành mọi hoạt động của nhà trường một cách hợp tình, hợp lý, khơng thiên vị, khơng đố kị, xử lý tốt các mối quan hệ trong nhà trường. Điều đó đã giúp cho mọi thành viên trong nhà trường có một mơi trường sư phạm tốt để phát triển. Điển hình là các trường THCS Đồn Thị Điểm, THCS Nguyễn Văn Linh, THCS Hoàn Long.

Trong khi đó vẫn cịn một số bất cập chưa đươc khắc phục, mối quan hệ nội bộ BGH, giữa BGH với giáo viên… cịn có sự đố kị. Một số giáo viên có lối sống thiếu mẫu mực, cịn tình trạng có đơn thư khiếu kiện. Những vấn đề này cần được chấn chỉnh ngay vì nó làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng giáo dục ở các trường đó.

Để giải quyết triệt để vấn đề này để xây dựng các trường trong huyện trở thành nhà trường có một tập thể cán bộ giáo viên lành mạnh, có mơi trường giáo dục trong sáng, Phịng GD&ĐT cần có kế hoạch triển khai tuyên truyền sâu rộng và kiên quyết xử lý dứt điểm để cho những cá nhân, tập thể khác học tập rút kinh nghiệm. Công tác này Phịng GD&ĐT, Cơng đồn ngành GD đã làm khá tốt.

Để đánh giá thực trạng công tác tuyển chọn, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCS, tác giả đã khảo sát 9 cán bộ Phịng GD&ĐT, 36 Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và 70 giáo viên THCS thơng qua phiếu điều tra. Kết quả được thể hiện trong bảng 2.18.

Bảng 2.18. Tổng hợp đánh giá kết quả đạt được trong công tác tuyển chọn, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCS.

Đơn vị tính% STT Khách thể khảo sát Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên

Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp Rất hiệu quả Hiệu quả Không hiệu quả 1 CB, chuyên viên Phòng GD&ĐT 33.3 44.5 22.2 55.6 33.3 11.1 2 Hiệu trưởng, Phó Hiêụ trưởng 38.5 46.1 15.4 46.1 38.5 15.4 3 Giáo viên 30.0 50.0 20.0 30.0 50.0 20.0 Kết quả chung : 33.9 46.9 19.2 43.9 40.6 15.5

Nhận xét: Từ kết quả ở bảng 2.18 cho thấy đánh giá về biện pháp tuyển dụng, sử dụng mức độ rất phù hợp đạt 33,9% điều này cho thấy hình thức tuyển dụng thông qua thi tuyển viên chức chưa phù hợp và hiệu quả, đánh giá chưa toàn diện năng lực của GV nhất là nghiệp vụ chuyên môn. Công tác đào tạo bồi dưỡng GV tương đối có hiệu quả, giúp cho GV nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Hoạt động bồi dưỡng tương đối có hiệu quả.

31.9 48.6 19.4 36.1 45.8 18.1 0 10 20 30 40 50 60 Rất phù hợp Phù hợp Khơng phù hợp

Rất hiệu quả Hiệu quả Không hiệu quả

Biểu đồ 2.4. Kết quả tự đánh giá trong công tác tuyển dụng, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCS

2.3.3. Thực trạng chế độ đãi ngộ, các chính sách đối với GV THCS

Đánh giá thực trạng về thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên THCS huyện Yên Mỹ giai đoạn 2010 - 2015. Về việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ cơng chức nói chung và giáo viên THCS nói riêng trong những năm qua đã được thực hiện một cách nghiêm túc, đảm bảo đúng quy định của Đảng và Nhà nước. Việc thực hiện tốt chế độ chính sách đối với giáo viên THCS đã tạo ra động lực để giáo viên yên tâm công tác, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và nhà nước, nhận thấy sự quan tâm của Đảng và nhà nước đến sự nghiệp giáo dục đến đội ngũ GV tạo động lực hăng say học tập và cơng tác, hồn thành tốt nhiệm vụ giáo dục của mình. Chế độ của giáo viên THCS chủ yếu là lương do quy định của nhà nước và phụ cấp ngành 30%, thâm niên nghề. Đối với một số đối tượng được hưởng chế độ đặc thù khác như chế độ thai sản, nghỉ ốm đều được thanh toán kịp thời theo đúng quy định và nhiều năm khơng có sai sót về chế độ chính sách trong ngành giáo dục. Để thực hiện tốt chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên THCS tổ chức Cơng đồn ngành Giáo dục hoạt động rất hiệu quả đã kết hợp với tổ chức cơng đồn của từng trường luôn bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Mọi ý kiến thắc mắc về chế độ chính sách của cán bộ giáo viên đều được tổ chức Cơng đồn trường, Cơng đồn ngành giáo dục giúp đỡ, can thiệp đảm bảo chế độ chính sách cho cán bộ giáo viên và cũng giúp đồn viên Cơng đoàn hiểu quyền lợi, nghĩa vụ của mình. Chính nhờ đó, giúp cho lãnh đạo Phòng GD&ĐT, lãnh đạo trường, tập trung vào công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng giáo dục.

Thực trạng chế độ đãi ngộ, các chính sách đối với giáo viên THCS, tác giả đã khảo sát 9 cán bộ Phịng GD&ĐT, 36 Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng và 70 giáo viên THCS thông qua phiếu điều tra. Kết quả được thể hiện trong bảng 2.19 sau:

Bảng 2.19. Tổng hợp tự đánh giá thực trạng chế độ đãi ngộ, các chính sách đối với đội ngũ giáo viên THCS

S T T Khách thể khảo sát Các mức độ Rất thoả đáng

Thoả đáng Chưa thoả đáng SL % SL % SL % 1 CB, CV Phòng GD&ĐT 0 0.0 5 55.6 4 44.4 2 Hiệu trưởng, Phó HT 4 11.1 10 27.8 22 61.1 3 Giáo viên 10 10.3 19 19.6 41 70.1 Kết quả chung : 14 12.4 34 29.9 67 57.7 Nhận xét: từ kết quả của bảng 2.19 cho thấy số cán bộ Phòng GD&ĐT đánh giá chế độ đãi ngộ hiện nay đối với nhà giáo chưa thoả đáng, nhất là giáo viên mới ra trường, lương thấp, đời sống gặp khó khăn, chưa thực sự yên tâm công tác. Tổng hợp đánh giá chế độ đãi ngộ hiện nay đối với nhà giáo trên 50% cho rằng thoả đáng, dưới 50% chưa thoả đáng nhất là giáo viên vùng thị trấn, thành phố, giá cả tăng cao, lương quá thấp, giáo viên phải làm thêm, chưa thực sự yên tâm với nghề.

12.4

Rất tốt Tốt Chưa tốt

Biểu đồ 2.5. Kết quả tự đánh giá giá thực trạng chế độ đãi ngộ, các chính sách đối với đội ngũ giáo viên THCS.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng

2.4.1. Thuận lợi

Ngành giáo dục huyện Yên Mỹ đã được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo, sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, sự phối kết hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể trong huyện, sự cộng tác đông đảo của đội ngũ cán bộ, cơng nhân viên trong tồn ngành giáo dục trong đó có giáo dục THCS.

Cơng tác xã hội hố giáo dục đã được duy trì và đẩy mạnh, Hội khuyến học từ huyện đến cơ sở đã hoạt động tích cực, góp phần thúc đẩy xã hội và động viên giáo viên, học sinh thi đua dạy tốt, học tốt.

Các quan điểm chỉ đạo, các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và của Sở Giáo dục và Đào tạo về thực hiện những nhiệm vụ trong từng năm học luôn được triển khai kịp thời. Quy mô giáo dục ổn định, công tác phổ cập giáo dục THCS, phổ cập trung học và nghề luôn được quan tâm và duy trì. Kỉ cương nề nếp trong các nhà trường THCS được giữ vững. Các điều kiện phục vụ cho dạy và học, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư và từng bước đáp ứng nhu cầu cho hoạt động giáo dục.

Chất lượng giáo dục có sự chuyển biến theo hướng toàn diện và vững chắc. Chất lượng đại trà có chuyển biến đáng kể, chất lượng học sinh giỏi được

duy trì và kết quả học sinh đạt giải trong các kì thi cấp thành phố tăng và có nhiều giải cao.

Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được quan tâm theo hướng chuẩn hoá, trên chuẩn, từng bước đảm bảo số lượng, cơ cấu có tay nghề khá vững vàng. Cơng tác quản lý giáo dục có nhiều đổi mới đảm bảo kỉ cương nề nếp và hiệu quả. Trong quá trình thực hiện cuộc vận động: “Nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đã được cấp uỷ, chính quyền các cấp, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn nhiệt tình ủng hộ.

2.4.2. Khó khăn

Đội ngũ giáo viên ổn định về số lượng song không đồng bộ về cơ cấu bộ môn rất nhiều môn thiếu cục bộ như các môn: Âm nhạc, Mỹ thuật, ...., chất lượng chưa thật sự đồng đều tạo nên khó khăn trong sự sắp xếp đội ngũ. Giáo viên còn lúng túng trong quá trình thực hiện chương trình và áp dụng các phương pháp giảng dạy mới. Một bộ phận đội ngũ cán bộ giáo viên còn hạn chế về năng lực và trình độ đào tạo, chất lượng giáo dục có sự chuyển biến song chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu mới của giáo dục, cịn có sự chênh lệch về chất lượng giữa các trường.

Những trường thuộc khu vực thị trấn, xã có điều kiện kinh tế khá có tỉ lệ GV/lớp cao, cơ cấu không hợp lý, việc điều động giáo viên chủ yếu theo nguyện vọng của các GV xin về gần nhà. Nhiều năm không tuyển GV mới nên độ tuổi trung bình của giáo viên tương đối cao, cá biệt có trường THCS khơng có Chi đồn GV.

Cơ sở vật chất trường học một số trường xuống cấp chưa đảm bảo đủ các điều kiện cho dạy và học cũng như các hoạt động giáo dục khác, kinh phí cho giáo dục còn hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ cho các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

2.4.3. Nguyên nhân

Ngành giáo dục n Mỹ trong đó có giáo dục THCS ln nhận được sự

kết hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể trong huyện, sự cộng tác của đội ngũ cán giáo viên, cán bộ công nhân viên trong toàn ngành giáo dục. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhiệt tình, có năng lực. Đội ngũ giáo viên ham học hỏi đạt tới trình độ chuẩn và trên chuẩn. Được sự quan tâm của toàn xã hội, nhân dân Yên Mỹ có truyền thống hiếu học.

Khó khăn trong phát triển giáo dục THCS huyện Yên Mỹ có một ngun nhân chính đó là do đơn vị hành chính mới được thành lập đang trong giai đoạn từ phát triển nông nghiệp dẫn sang phát triển các khu công nghiệp, điểm xuất phát về mọi mặt còn thấp, nhất là chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất còn hạn chế. Đội ngũ giáo viên không đồng bộ về cơ cấu bộ môn, tỉ lệ giáo viên nam rất thấp, một bộ phận tiếp cận với công nghệ thơng tin cịn chậm, đổi mới phương pháp còn hạn chế. Một bộ phận không nhỏ cha mẹ HS chưa quan tâm đến việc học tập của con em.

Kết luận chương 2

Từ những phân tích thực trạng đặc điểm kinh tế xã hội, thực trạng về giáo dục huyện Yên Mỹ và thực trạng về đội ngũ giáo viên THCS có thể rút ra kết luận:

Huyện Yên Mỹ là một huyện mới tái lập. So với mặt bằng chung cấp huyện kinh tế phát triển chủ yếu là nông nghiệp, tiểu thủ công, tỷ lệ dân nơng nghiệp cịn chiếm tỷ lệ cao nên đời sống nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn.

Về giáo dục chưa phát triển mạnh, quy mơ cịn nhỏ, chưa đồng bộ, có Trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường trung học phổ thông chất lượng học sinh cịn chênh lệch. Cơng tác phát triển đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên THCS nói riêng chưa được quan tâm đúng mức.

Đầu tư cho giáo dục còn hạn chế phần lớn các trường THCS thiếu phịng chức năng, phịng thực hành thí nghiệm. Địi hỏi các cấp chính quyền, nhân dân của huyện quan tâm đầu tư kinh phí giúp giáo dục huyện nhà phát triển nhanh, mạnh và bền vững.

Đội ngũ giáo viên THCS tuy thừa về số lượng, nhưng cơ cấu không đồng bộ, một số giáo viên bộ môn tin học, nhạc, họa, thiếu. Giáo viên trẻ bị thiếu hụt (từ năm 2010 đến nay, không tuyển thêm giáo viên mới). Phân công giáo viên ở các trường chưa hợp lí, phần lớn giáo viên đạt yêu cầu.

Phòng GD&ĐT huyện đã chỉ đạo các trường THCS trong toàn huyện thực hiện một số biện pháp xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên và đã đạt được những kết quả nhất định nhưng cũng chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế hiện nay, nhất là trong những năm tới. Việc tìm kiếm biện pháp xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)