Kinh nghiệm phát triển đội ngũ giáo viên THC Sở một số nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 40 - 44)

Tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội và truyền thống văn hố giáo dục mà mỗi nước có những đặc điểm khác nhau về cơ cấu hệ thống loại hình đào tạo, phân chia thời gian các bậc học trong đó có bậc THCS. Song nhìn chung hệ thống giáo dục các nước đều đã và đang phát triển theo hướng hiện đại hoá hội nhập với xu hướng phát triển chung của thế giới nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo và kinh tế xã hội giữa các nước, các khối nước khác nhau.

Nhật Bản hiện có đội ngũ GV phổ thông gần 1 triệu người, trong đó

GV THCS khoảng 260 nghìn. Sinh viên tốt nghiệp CĐ, ĐH để trở thành GV phải có bằng chứng nhận GV do một cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp. Bằng chứng nhận GV được cấp cho từng cấp, bậc học. Để nhận được

bằng, mỗi thí sinh phải học thêm các đơn vị học trình trong ba chương trình khác nhau là: trình độ cơ sở, chuyên môn sẽ giảng dạy, các chương trình nghiệp vụ, kể cả thực tập. Bằng GV được cấp cho các thí sinh có hiệu lực trên tồn đất nước Nhật Bản, ở tất cả các loại hình trường của mọi tổ chức (Chính phủ, phi Chính phủ...). Tuy nhiên sau 12 tháng được cấp bằng, nếu thí sinh khơng được tuyển dụng thì bằng GV sẽ hết hiệu lực, muốn trở thành GV, thí sinh phải tiếp tục thi lấy bằng mới.

Malaysia là nước rất chú trọng đến xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, đặc

biệt là lĩnh vực giáo dục đào tạo. Bộ Giáo dục là bộ lớn nhất được đầu tư kinh phí, ngân sách lớn nhất. Trong giáo dục đã đề cao kiến thức khoa học công nghệ đào tạo tay nghề đặc biệt tiếng Anh được sử dụng là ngôn ngữ chính trong trường học. Chính sách phát triển giáo dục thoả mãn nhu cầu đa dạng của các thành phần dân tộc trong cộng đồng. Phát triển giáo dục đào tạo nguồn nhân lực lao động kĩ thuật cho phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Đến nay Malaysia là nước có trình độ phổ cập THCS với số năm đi học trung bình là 11 năm. Malaysia đặc biệt chú ý đến các chương trình đào tạo phi chính quy với nhiều hình thức đào tạo đa dạng để huấn luyện kĩ năng và tay nghề của lực lượng lao động đơng đảo.

Hoa Kỳ: định hướng chính sách phát triển giáo dục nước Mỹ hướng

đến thế kỉ XXI đặc biệt quan tâm đến yêu cầu xây dựng nền giáo dục trên nền tảng công nghệ thông tin, xã hội tri thức để đáp ứng và đón đầu sự phát triển của nền kinh tế Mỹ trong thế kỉ XXI. Hệ thống giáo dục Mỹ là hệ thống giáo dục khá điển hình ở một nước có trình độ – khoa học, công nghệ phát triển kinh tế cao theo hướng thị trường. Nền giáo dục Mỹ đã góp phần đáng kể cung cấp cho xã hội Mỹ đông đảo những tri thức, những nhà khoa học, cũng như hàng triệu công nhân kĩ thuật lành nghề góp phần phát triển nền kinh tế Mỹ qua nhiều thời kì để trở thành cường quốc kinh tế, khoa học – công nghệ trên thế giới. Nguyên nhân thành công này nằm ở hệ

chính quyền các địa phương và các bang. Khi định hướng đưa giáo dục Hoa Kỳ lên hàng đầu thế giới đã lấy giải pháp GV làm then chốt. Họ chủ trương tiêu chuẩn hóa, chuyên nghiệp hóa và nâng cao chất lượng GV trên tất cả các mặt vị thế nghề nghiệp và nhân cách xã hội.

Trung Quốc có hệ thống giáo dục lớn nhất thế giới tại thời điểm năm 2012: với 240,13 triệu học sinh trong đó có 139,95 triệu học sinh tiểu học, 60,18 triệu học sinh trung học. Tổng số giáo viên là 11,4 triệu người trong đó 9 triệu là giáo viên tiểu học và trung học. Bậc trung học chia làm hai cấp. THCS 3 năm, THPT 3 năm. Toàn bộ trẻ em được học chương trình phổ cập bắt buộc 9 năm bao gồm tiểu học và THCS.

Cơ cấu giáo dục trung học của Trung Quốc được phân làm hai luồng chính là giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp bao gồm hai cấp sơ trung và cao trung. Giáo dục phổ thông tiến hành trong các trường trung học và trường cao trung. Giáo dục nghề nghiệp tiến hành trong các trường trung học chuyên ngành, các trường nghề trung học (sơ trung và cao trung), trường dạy nghề, chuyên nghiệp cũng như các trường dạy nghề ngắn hạn nhiều loại khác nhau. Nhiệm vụ của giáo dục trung học là chuẩn bị nguồn tuyển sinh có chất lượng cao cho giáo dục đại học và đào tạo nguồn nhân lực dự trữ cho thị trường lao động. Giáo dục Trung Quốc đang cải cách mạnh mẽ theo hướng hiện đại hoá. Phát triển mạnh mẽ các loại hình giáo dục kĩ thuật nghề nghiệp, tập trung xây dựng các trường đại học trọng điểm đào tạo chuyên gia ở một số ngành khoa học – công nghệ mũi nhọn tiếp cận với trình độ của thế giới. Trong chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2050, Trung Quốc xác định “tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên, nâng cao tố chất và địa vị xã hội của GV”.

Qua việc nghiên cứu xu thế phát triển giáo dục, giáo dục phổ thơng trong đó có bậc học THCS trong khu vực và thế giới là cơ sở góp phần phát triển và hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH phù hợp với xu hướng phát triển của khu vực và quốc tế.

Kết luận chương 1

Giáo viên là nhân vật quyết định phương hướng và chất lượng giáo dục, khơng có giáo viên giỏi khơng có chất lượng giáo dục tốt Đảng và Nhà nước rất qun tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

Cấp THCS là cấp giáo dục bản lề, có vị trí rất quan trong trong hệ thống giáo dục quốc dân. Phát triển đội ngũ giáo viên THCS nằm trong chiến lược phát triển hệ thống giáo dục góp phần rất quan trong trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước.

Phát triển đội ngũ giáo viên trong học cơ sở nhìn ở cả ba khía cạnh: phát triển số lượng, cân đối về cơ cấu và nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Kinh nghiệm thế giới cho thấy phát triển đội ngũ giáo viên, thực chất là chăm lo đến đào tạo, bồi dưỡng và có chính sách ưu đãi giáo viên, để xây dựng một đội ngũ những người tài năng đóng góp cho giáo dục và cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS cần thực hiện trên một cơ sở khoa học về quản lý, dựa trên sự đánh giá đúng thực trạng đội ngũ giáo viên, thực trạng chế độ chính sách và biện pháp hiện hành, để từ đó đề xuất những biện pháp hữu hiệu giúp cho các nhà quản lý và các cấp quản lý giáo dục thực hiện tốt nhiệm vụ này trong thời kỳ mới.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)