Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 35 - 40)

1.5. Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên THCS

1.5.2. Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên THCS

1.5.2.1. Tuyển chọn

Việc tuyển chọn giáo viên vào biên chế phải đảm bảo được những yêu cầu đủ về số lượng từng môn cấp THCS. Giảm tối đa hiện tượng dạy chéo môn, dạy kê thay không đảm bảo chất lượng giảng dạy.

Giáo viên được tuyển chọn phải đạt chuẩn về chất lượng, về trình độ chuyên môn sư phạm, về nghiệp vụ sư phạm, chuẩn về đạo đức tư cách người thầy.

Muốn vậy phương thức tuyển chọn là hết sức quan trọng, tuỳ từng đơn vị, từng vùng mà có những phương thức tuyển chọn phù hợp. Có thể xét tuyển, thi tuyển và kết hợp cả hai hình thức thi tuyển và xét tuyển. Nhất là quy trình thực hiện phải đảm bảo được tính minh bạch rõ ràng, xây dựng quy chế và thông báo rộng rãi, công khai về số lượng, điều kiện tuyển chọn, về hồ sơ, về thời gian nhằm đảm bảo công bằng trong tuyển chọn. Hội đồng tuyển chọn bao gồm các nhà lãnh đạo của Sở GD&ĐT, Phịng GD&ĐT, các giáo viên giỏi có kinh nghiệm, có phẩm chất đạo đức tốt, kết hợp với Phòng Nội vụ. Để đảm bảo đủ về số lượng, hàng năm Phòng GD&ĐT và Phòng Nội vụ phối hợp chặt chẽ hướng dẫn các trường xây dựng kế hoạch biên chế trình UBND huyện phê duyệt.

Việc tuyển chọn cũng cần có những biện pháp, cách thức chế độ đãi ngộ với những giáo viên tuyển dụng, nhằm khuyến khích động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho họ yên tâm công tác.

1.5.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ

Do đặc thù cơng việc, giáo viên phải thường xuyên được bồi dưỡng để hoàn thành nhiệm vụ và nâng cao trình độ, nghiệp vụ chun mơn. Việc bồi dưỡng càng được quan tâm thì càng tạo sự năng động, sáng tạo cho giáo viên và tránh được sức ỳ, tự thoả mãn của GV. Theo đánh giá chung, hiện nay công tác bồi dưỡng của GV phổ thông chưa đáp ứng được yêu cầu của cải cách giáo dục và đổi mới phương pháp, nhất là giáo viên THCS.

Việc bồi dưỡng phải kết hợp tự bồi dưỡng, tự đào tạo. Bồi dưỡng phải theo nguyên tắc:

+ Thống nhất giữa bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và nhiệm vụ thực tiễn đặt ra.

+ Khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên tăng cường tự học.

+ Tận dụng thành tựu mới nhất của khoa học giáo dục và kinh nghiệm tiên tiến để GV sớm tiếp cận. Đặc biệt là công nghệ thông tin.

Nội dung đào tạo bồi dưỡng bao gồm chính trị, tư tưởng, quan điểm đường lối của Đảng nắm bắt thời sự, xu thế phát triển của đất nước, thời đại. Bồi dưỡng về văn hoá, Ngoại ngữ, kiến thức khoa học kỹ thuật, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, trao đổi kinh nghiệm, thảo luận chuyên đề….bồi dưỡng qua học tập có hệ thống.

1.5.2.3. Đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

Đánh giá GV là khâu quan trọng, là một phương pháp để xếp loại, phân loại đội ngũ GV trong từng năm học. Điều này nếu làm tốt sẽ có một tác động rất tốt với việc nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ sư phạm, thúc đẩy người giáo viên tự bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức tư cách tác phong của người thầy trong quá trình dạy học. Đánh giá GV là đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dạy. Đó là quyền được khẳng

định bản thân về những thành tích đạt được trong hoạt động giáo dục và dạy học, được xã hội tôn vinh, phụ huynh, học sinh, đồng nghiệp tôn trọng. Việc đánh giá xếp loại đội ngũ giáo viên phải tn theo một quy trình hợp lí có tính thống nhất, tính minh bạch, đảm bảo được sự công bằng và quyền lợi cho từng GV nếu khơng có sự cơng bằng minh bạch nhiều khi lại có tác dụng xấu, đánh giá khơng đúng sẽ gây ức chế đối với GV làm mất lịng tin, uy tín của các nhà quản lý giáo dục. ở trường THCS thì việc kiểm tra đánh giá xếp loại GV được thực hiện như sau.

Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục: các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dụng, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục; phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhân thức của học sinh.

Kế hoạch các hoạt động khác (công tác chủ nhiệm lớp, cơng tác Đồn TNCS Hồ Chí Minh, cơng tác Đội, cơng tác khác khi được phân công) được xây dựng đảm bảo tính khả thi, sát hồn cảnh và điều kiện, khả năng hợp tác, cộng tác.

Năng lực thực hiện kế hoạch dạy học: đảm bảo kiến thức môn học; đảm bảo chương trình mơn học, vận dụng các phương pháp dạy học, sử dụng các phương tiện dạy học, xây dựng môi trường học tập, quản lý hồ sơ dạy học.

Năng lực thực hiện kế hoạch giáo dục: giáo dục qua môn học, giáo dục qua các hoạt động giáo dục khác, giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng; vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục.

Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện đạo đức: Đánh giá kết quả học tập;đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức.

Năng lực hoạt động chính trị xã hội: phối hợp với gia đình và cộng đồng, tham gia các hoạt động chính trị xã hội.

Năng lực phát triển nghề nghiệp: tự đánh giá, tự học và rèn luyện, phát hiện và giải quyết vấn đề.

Việc đánh giá giáo viên thơng qua hình thức thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất:

+ Kiểm tra việc chuẩn bị dạy học (giáo án phương tiện...) + Dự giờ có báo trước hoặc khơng báo trước.

+ Kiểm tra việc hướng dẫn học sinh học tập.

+ Kiểm tra kế hoạch giáo dục học sinh ngồi giờ lên lớp. + Kiểm tra qua thăm dị ý kiến của phụ huynh học sinh.

+ Kiểm tra thơng qua nhận xét của tổ, nhóm chun mơn các tổ chức xã hội.

+ Kiểm tra thông qua bản kiểm điểm tự thông qua của cá nhân. + Trực tiếp trò chuyện để nắm bắt vấn đề.

Để nâng cao hiệu quả của việc kiểm tra đánh giá cần chú ý các yêu cầu sau: + Tập trung kiểm tra trực tiếp kết quả lao động và học tập của giáo viên và học sinh là chính, lấy mục tiêu giáo dục là đích kiểm tra.

+ Kiểm tra nhằm tìm ra nguyên nhân của các hiện tượng (tại sao chất lượng giờ dạy thấp, học sinh chán học ?...).

+ Kiểm tra có ý nghĩa lâu dài là tạo nên động lực tự kiểm tra đối với trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi cá nhân. Kiểm tra với hình thức nào cũng cần có đánh giá kịp thời nhằm giúp cho giáo viên thấy được mức độ phấn đấu của mình. Tránh tâm lí gị bó, áp đặt đối với GV trong quá trình kiểm tra hoạt động dạy học giáo dục dẫn tới các hình thức đối phó.

Để đạt được mục đích kiểm tra đánh giá phải nắm bắt được các nguồn thông tin, đặc biệt là thơng tin ngược một cách tồn diện, đầy đủ, khách quan để đề ra các quyết định đúng đắn phù hợp và từ đó cho từng cá nhân thấy được những ưu, nhược điểm của mình để có biện pháp tự điều chỉnh hoặc người kiểm tra đánh giá giúp họ điều chỉnh nhằm một mục đích cho bản thân

được hồn thiện hơn, thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục góp phần cùng tập thể nhà trường phát triển.

1.5.3. Sử dụng có hiệu quả đội ngũ hiện có

Cơng việc này hiện nay trong thực tế ở cấp THCS diễn ra rất phức tạp do đặc điểm cấp THCS về giáo viên cũng rất khác nhau về trình độ, về nơi đào tạo, về bộ môn đảm nhiệm. Những GV xin thuyên chuyển không theo đúng nguyên tắc, không đúng với yêu cầu chuyên môn hoặc nhu cầu sử dụng của nhà trường; mặt khác quy mô của các trường THCS nhỏ, không đồng đều chủ yếu là các trường hạng II, hạng III (từ 18 lớp trở xuống) nên trong một nhà trường có thể thừa GV bộ môn này nhưng lại thiếu GV ở bộ môn khác làm các bộ môn không đồng bộ, không đảm bảo yêu cầu, số giáo viên giảng dạy chéo ban nhiều.

Bố trí sử dụng đội ngũ GV phải có một cơ chế rõ ràng. Sự bố trí sử dụng phải đảm bảo phù hợp với trình độ chun mơn, năng lực công tác và yêu cầu công việc của nhà trường. Sự bố trí sử dụng phải là sự kết hợp chặt chẽ có tính thống nhất, hợp lí giữa Phịng Nội vụ với Phịng GD&ĐT và BGH các trường THCS, cần tiến hành một cách cơng khai rõ ràng khơng phải vì bất cứ lí do nào mà chỉ để sử dụng đúng, tốt, hợp lí đội ngũ GV để họ phát huy được khả năng chuyên môn, thuận lợi trong công việc phân công chuyên môn và đảm bảo tốt chất lượng giáo dục.

1.5.4. Tạo môi trường, động lực làm việc và khuyến khích sự phát triển đội ngũ giáo viên

Môi trường làm việc của đội ngũ GV quan trọng nhất đó là xây dựng được một bầu khơng khí dân chủ, cởi mở. Trong đó mối quan hệ đồn kết phải có tính hợp tác giữa các đồng nghiệp, giữa Ban giám hiệu với cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường, mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh, phụ huynh học sinh và giữa nhà trường với các tổ chức xã hội khác trong địa phương. Sự đoàn kết đây là phẩm chất rất cần thiết của người giáo viên, sự khiêm tốn học hỏi, sống chan hoà với đồng nghiệp trong nhà trường là phẩm

chất cao đẹp của người thầy. Trong thời đại ngày nay, xu hướng hồ bình, hợp tác là xu hướng chung của toàn cầu, ở ngay một đơn vị nhỏ xu hướng ấy càng cần thiết để tạo ra cộng đồng tập thể vững mạnh giúp cho mỗi thành viên có điều kiện vươn lên. Thực tế hiện nay một số giáo viên sống ích kỉ, tự coi mình là hơn đồng nghiệp, chính họ đã đánh mất mình trước tập thể, kiến thức tay nghề chuyên mơn bị tụt hậu. Trong các nghề thì nghề thầy giáo đức tính khiêm tốn, chịu khó học hỏi, đồn kết đồng nghiệp, nhiệt tình đóng góp cơng sức xây dựng nhà trường vững mạnh là rất cần thiết vì nghề thầy giáo là nghề cao quý nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)