Yêu cầu xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên THCS trong thời kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 31 - 34)

kỳ mới

Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên ở nước ta trong hoàn cảnh hiện nay phải quán triệt các yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực.

Theo tác giả Bùi Minh Hiền “Mục đích, yêu cầu của việc phát triển đội ngũ giáo viên THCS là nhằm phát triển đội ngũ giáo viên THCS đảm bảo đủ

Chất lượng Số lượng Đào tạo, bồi dưỡng Cơ cấu Tuyển dụng

về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu và nâng cao được bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chun mơn của các nhà giáo góp phần từng bước nâng cao chất lượng giáo dục cơ sở đáp ứng với yêu cầu của sự phát triển giáo dục THCS và đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương”.

Do vậy, phát triển đội ngũ giáo viên THCS phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và nâng cao chất lượng đội ngũ.

1.4.1. Đáp ứng yêu cầu về số lượng

Trên bình diện vĩ mơ đáp ứng yêu cầu về số lượng giáo viên là đảm bảo cân đối giữa các lực lượng lao động trong nền kinh tế. Ở nước ta hiện nay có khoảng 50 triệu người trong độ tuổi lao động và có khoảng hơn 1 triệu GV như vậy chiếm hơn 2% trong tổng số lao động.

Nếu nhìn cục bộ thì số lượng là sự phân bố GV cho các địa phương nhằm đáp ứng các yêu cầu của từng địa phương. Ở nước ta hiện nay có nơi nơi thừa (đơ thị, nơi kinh tế phát triển) có nơi thiếu giáo viên (vùng sâu, xa, biên giới, hải đảo…) quá mức do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Số lượng giáo viên THCS cịn phải tính theo quy định số giáo viên trên một lớp học với tỷ lệ . Theo Thông tư liên tịch số 35 /2006/ ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Nội vụ thì định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục công lập đối với THCS là 1,9 GV trên một lớp. Như vậy, tính số lượng giáo viên của một trường, một địa phương được tính theo quy định chung.

1.4.2. Đồng bộ về cơ cấu

Đồng bộ về cơ cấu của đội ngũ giáo viên được xét trên các sự tương quan:

- Về giới: nam - nữ

- Về giảng dạy các bộ môn

- Về tuổi đời (với 3 độ tuổi: dưới 35 tuổi; từ 35 tuổi đến dưới 45 tuổi; từ 45 tuổi đến 60 tuổi.

- Về trình độ nghiệp vụ (người có tay nghề cao, tay nghề khá và trung bình). Theo khía cạnh này thì cơ cấu đội ngũ GV ở nước ta còn nhiều bất cập. Nước ta đang gặp những khó khăn về cơ cấu đội ngũ giáo viên, do các khung hướng phát triển như sau:

- Hiện tượng nữ hoá đội ngũ giáo viên: Mầm non 99,9%, Tiểu học gần 80%, THCS gần 70%, THPT gần 60% (Số liệu năm học 2013 - 2014)

- Hiện tượng học thiếu GV các môn: Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Kĩ thuật, nhất là môn Tin học trong các trường THCS .

- Số giáo viên giỏi phân bố ở các trường không đều do tác động của kinh tế thị trường. Những GV có tay nghề cao thường tìm đến những trường danh tiếng, thành phố, thị xã, thị trấn, khu cơng nghiệp, cịn các vùng khó khan, xa xơi hẻo lánh thì đội ngũ giáo viên giỏi rất ít.

Vì vậy, cần hồn thiện chính sách về giáo viên để đáp ứng cho yêu cầu chuẩn hố. Phải hiện đại hóa cơng tác đào tạo, bồi dưỡng GV, hiện đại hóa các trường sư phạm, thu hút người tài vào trường sư phạm, có chính sách ưu đãi, ln chuyển, phân công giáo viên đi công tác tại các vùng sâu, xa, biên giới hải đảo.

1.4.3. Nâng cao về chất lượng

Chất lượng giáo viên cần được nhìn theo 3 khía cạnh: + Chuẩn về trình độ chun mơn sư phạm (học vấn). + Chuẩn về nghề nghiệp.

+ Chuẩn về đạo đức tư cách người thầy.

Ở nước ta do phát triển mạnh các trường sư phạm nên đã từng bước chuẩn hoá đội ngũ giáo viên về mặt bằng cấp. Tuy nhiên chuẩn về nghiệp vụ theo tinh thần đổi mới giáo dục chỉ có khoảng trên 50% giáo viên đứng lớp đạt yêu cầu.

Nâng cao chất lượng đội ngũ GV là một yêu cầu cấp thiết và thường xuyên được thể hiện trên các lĩnh vực:

- Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của người giáo viên thể hiện trong cách ứng xử với học sinh, với đồng nghiệp, lối sống, tác phong.

- Trình độ đào tạo: do yêu cầu ngày càng cao của đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng người giáo viên khơng những có trình độ đạt chuẩn CĐSP nhưng bên cạnh đó phải có trình độ trên chuẩn như ĐHSP, sau đại học.

- Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như: năng lực xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục, kế hoạch các hoạt động khác, năng lực thực hiện kế hoạch dạy học, năng lực thực hiện kế hoạch giáo dục, năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện đạo đức.

- Năng lực hoạt động chính trị xã hội: phối hợp với gia đình và cộng đồng, tham gia các hoạt động chính trị xã hội.

- Năng lực phát triển nghề nghiệp: tự đánh giá, tự học và rèn luyện, phát hiện và giải quyết vấn đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)