Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 70)

Rất tốt Tốt Chưa tốt

Biểu đồ 2.5. Kết quả tự đánh giá giá thực trạng chế độ đãi ngộ, các chính sách đối với đội ngũ giáo viên THCS.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng

2.4.1. Thuận lợi

Ngành giáo dục huyện Yên Mỹ đã được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo, sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, sự phối kết hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể trong huyện, sự cộng tác đông đảo của đội ngũ cán bộ, cơng nhân viên trong tồn ngành giáo dục trong đó có giáo dục THCS.

Cơng tác xã hội hố giáo dục đã được duy trì và đẩy mạnh, Hội khuyến học từ huyện đến cơ sở đã hoạt động tích cực, góp phần thúc đẩy xã hội và động viên giáo viên, học sinh thi đua dạy tốt, học tốt.

Các quan điểm chỉ đạo, các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và của Sở Giáo dục và Đào tạo về thực hiện những nhiệm vụ trong từng năm học luôn được triển khai kịp thời. Quy mô giáo dục ổn định, công tác phổ cập giáo dục THCS, phổ cập trung học và nghề luôn được quan tâm và duy trì. Kỉ cương nề nếp trong các nhà trường THCS được giữ vững. Các điều kiện phục vụ cho dạy và học, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư và từng bước đáp ứng nhu cầu cho hoạt động giáo dục.

Chất lượng giáo dục có sự chuyển biến theo hướng toàn diện và vững chắc. Chất lượng đại trà có chuyển biến đáng kể, chất lượng học sinh giỏi được

duy trì và kết quả học sinh đạt giải trong các kì thi cấp thành phố tăng và có nhiều giải cao.

Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được quan tâm theo hướng chuẩn hoá, trên chuẩn, từng bước đảm bảo số lượng, cơ cấu có tay nghề khá vững vàng. Cơng tác quản lý giáo dục có nhiều đổi mới đảm bảo kỉ cương nề nếp và hiệu quả. Trong quá trình thực hiện cuộc vận động: “Nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đã được cấp uỷ, chính quyền các cấp, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn nhiệt tình ủng hộ.

2.4.2. Khó khăn

Đội ngũ giáo viên ổn định về số lượng song không đồng bộ về cơ cấu bộ môn rất nhiều môn thiếu cục bộ như các môn: Âm nhạc, Mỹ thuật, ...., chất lượng chưa thật sự đồng đều tạo nên khó khăn trong sự sắp xếp đội ngũ. Giáo viên còn lúng túng trong quá trình thực hiện chương trình và áp dụng các phương pháp giảng dạy mới. Một bộ phận đội ngũ cán bộ giáo viên còn hạn chế về năng lực và trình độ đào tạo, chất lượng giáo dục có sự chuyển biến song chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu mới của giáo dục, cịn có sự chênh lệch về chất lượng giữa các trường.

Những trường thuộc khu vực thị trấn, xã có điều kiện kinh tế khá có tỉ lệ GV/lớp cao, cơ cấu khơng hợp lý, việc điều động giáo viên chủ yếu theo nguyện vọng của các GV xin về gần nhà. Nhiều năm khơng tuyển GV mới nên độ tuổi trung bình của giáo viên tương đối cao, cá biệt có trường THCS khơng có Chi đồn GV.

Cơ sở vật chất trường học một số trường xuống cấp chưa đảm bảo đủ các điều kiện cho dạy và học cũng như các hoạt động giáo dục khác, kinh phí cho giáo dục còn hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ cho các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

2.4.3. Nguyên nhân

Ngành giáo dục n Mỹ trong đó có giáo dục THCS ln nhận được sự

kết hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể trong huyện, sự cộng tác của đội ngũ cán giáo viên, cán bộ công nhân viên trong toàn ngành giáo dục. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhiệt tình, có năng lực. Đội ngũ giáo viên ham học hỏi đạt tới trình độ chuẩn và trên chuẩn. Được sự quan tâm của toàn xã hội, nhân dân Yên Mỹ có truyền thống hiếu học.

Khó khăn trong phát triển giáo dục THCS huyện Yên Mỹ có một ngun nhân chính đó là do đơn vị hành chính mới được thành lập đang trong giai đoạn từ phát triển nông nghiệp dẫn sang phát triển các khu công nghiệp, điểm xuất phát về mọi mặt còn thấp, nhất là chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất còn hạn chế. Đội ngũ giáo viên không đồng bộ về cơ cấu bộ môn, tỉ lệ giáo viên nam rất thấp, một bộ phận tiếp cận với công nghệ thơng tin cịn chậm, đổi mới phương pháp còn hạn chế. Một bộ phận không nhỏ cha mẹ HS chưa quan tâm đến việc học tập của con em.

Kết luận chương 2

Từ những phân tích thực trạng đặc điểm kinh tế xã hội, thực trạng về giáo dục huyện Yên Mỹ và thực trạng về đội ngũ giáo viên THCS có thể rút ra kết luận:

Huyện Yên Mỹ là một huyện mới tái lập. So với mặt bằng chung cấp huyện kinh tế phát triển chủ yếu là nông nghiệp, tiểu thủ công, tỷ lệ dân nơng nghiệp cịn chiếm tỷ lệ cao nên đời sống nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn.

Về giáo dục chưa phát triển mạnh, quy mơ cịn nhỏ, chưa đồng bộ, có Trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường trung học phổ thông chất lượng học sinh cịn chênh lệch. Cơng tác phát triển đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên THCS nói riêng chưa được quan tâm đúng mức.

Đầu tư cho giáo dục còn hạn chế phần lớn các trường THCS thiếu phịng chức năng, phịng thực hành thí nghiệm. Địi hỏi các cấp chính quyền, nhân dân của huyện quan tâm đầu tư kinh phí giúp giáo dục huyện nhà phát triển nhanh, mạnh và bền vững.

Đội ngũ giáo viên THCS tuy thừa về số lượng, nhưng cơ cấu không đồng bộ, một số giáo viên bộ môn tin học, nhạc, họa, thiếu. Giáo viên trẻ bị thiếu hụt (từ năm 2010 đến nay, không tuyển thêm giáo viên mới). Phân công giáo viên ở các trường chưa hợp lí, phần lớn giáo viên đạt yêu cầu.

Phòng GD&ĐT huyện đã chỉ đạo các trường THCS trong toàn huyện thực hiện một số biện pháp xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên và đã đạt được những kết quả nhất định nhưng cũng chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế hiện nay, nhất là trong những năm tới. Việc tìm kiếm biện pháp xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên là vấn đề cần thiết. Qua việc nghiên cứu điều tra và tổng hợp được thực trạng giáo dục THCS ở chương 2 tác giả sẽ tiếp tục đề xuất các biện pháp xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên THCS trong chương 3 nhằm mục đích xây dựng đội ngũ giáo viên THCS huyện Yên Mỹ đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN YÊN MỸ, TỈNH HƯNG YÊN TRONG GIAI ĐOẠN MỚI 3.1. Định hướng và nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Định hướng.

Đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD giai đoạn 2015 – 2020 với mục tiêu tổng quát “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD theo hướng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng, đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chun mơn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nhiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” .

Trong 7 giải pháp lớn, giải pháp thứ tư là : quy hoạch, kế hoạch hố cơng tác đào tạo, luân chuyển, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ QLGD: triển khai nhiệm vụ khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo của tất cả các cấp học, bậc học.

Rà sốt, bố trí, sắp xếp lại đội ngũ giao viên khơng đáp ứng được yêu cầu bằng những giải pháp: đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, bố trí cơng việc khác thích hợp, nghỉ hưu trước tuổi. Quy định cụ thể công tác bồi dưỡng và cấp chứng chỉ sư phạm cho nhà giáo. Thực hiện chế độ luân chuyển nhà giáo và cán bộ QLGD.

Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2015 -2020 đề ra giải pháp mang tính đột phá trong đó giải pháp xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD: để tạo sự cạnh tranh lành mạnh và ý thức phấn đấu trong đội ngũ nhà giáo, nhanh chóng tiến tới thực hiện chế độ hợp đồng thay cho biên chế trong quá trình tuyển dụng và sử dụng giáo viên, giảng viên và các viên chức khác, năm 2014, 2015 bắt đầu ở một số trường phổ thơng. Thực hiện thí điểm, tiến tới thực hiện việc hiệu trưởng quyết định mức lương cho từng giáo viên, giảng viên dựa trên kết quả công tác của cá nhân ở các cơ sở giáo dục.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã xác định: “Đổi mới mạnh mẽ, phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”. “ …củng cố, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục THCS, hoàn thành phổ cập trung học phổ thông và nghề vào năm 2020. Quy hoạch phát triển mạng lưới trường học, tập trung thực hiện chương trình nâng cấp cơ sở vật chất trường, lớp theo hướng đạt chuẩn quốc gia,…”

Nghị Quyết Đảng bộ huyện Yên Mỹ và quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Yên Mỹ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 trong đó xác định: “Phát triển giáo dục giáo dục đào tạo là một nội dung đặc biệt quan trọng và đi trước một bước đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của huyện. Quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo nguồn cán bộ quản lý và giáo viên các trường, tiếp tục luân chuyển cán bộ quản lý và giáo viên. Chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng, đảm bảo cơ cấu và chất lượng. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục, đẩy mạnh XHH giáo dục, tập trung nguồn lực xây dựng trường chuẩn quốc gia. Hồn thành chương trình phổ cập trung học và nghề vào năm 2017, đảm bảo cho 95% đối tượng tốt nghiệp THCS được học THPT hoặc BTTHPT, đào tạo nghề cho 65-70% lao động làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện” . Triển khai tích cực phong trào: “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” phấn đấu đến năm 2020 có 80% số trường đạt chuẩn quốc gia, 100% trường chuẩn quốc gia vào năm 2025. Trung tâm GDTX, Trung tâm dạy nghề, 100% GV MN đến THPT đạt chuẩn, trong đó 90% trên chuẩn, riêng GV THCS và THPT có 10% có trình độ thạc sỹ. Phổ cập tin học hóa cho tồn bộ đội ngũ GV và Cán bộ QLGD …”

3.1.2. Nguyên tắc đề xuất

Để các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THCS đảm bảo được tính hiệu quả, tính khả thi và khi đưa vào triển khai thực hiện, trong quá trình xây dựng biện pháp cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản sau đây:

Hệ biện pháp đưa ra có tính hệ thống nó được xác định trên một trục chung là phát triển nguồn nhân lực (giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thúc đẩy phát triển, nghiên cứu, phục vụ...) của cấp học. Các vấn đề tất yếu có liên quan như sử dụng nguồn nhân lực (tuyển dụng, Sử dụng, bố trí, đánh giá, đãi ngộ, kế hoạch hóa sức lao động...) và môi trường nguồn nhân lực (tạo mơi trường văn hóa, mơi trường săn sàng làm việc, mở rộng quy mô công việc, phát triển tổ chức...) đều được đề cập.

- Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp đề xuất trên cơ sở được xem xét, kế thừa những thành tựu đã đạt được trong thực tiễn; một số biện pháp có được trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, hệ thống lại trong một khung lý luận chung của đề tài về những ý tưởng sáng tạo đã được nhiều địa phương áp dụng.

Nguyên tắc này còn thể hiện ở sự kế thừa các kết quả của nghiên cứu đã có, đặc biệt là khoa học phát triển nguồn nhân lực nói chung.

- Ngun tắc đảm bảo tính thực tiễn

Biện pháp đặt ra phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, đặc biệt là các điều kiện về CSVC, tâm lý, tập quán...cho thực hiện. Mặt khác do định hướng kinh tế - xã hội chi phối trực tiếp đến yêu cầu đội ngũ giáo viên, nên các biện pháp phải có tính đón đầu, với mục tiêu đưa đội ngũ giáo viên nhanh chóng đạt mục tiêu. Các biện pháp đưa ra phải xuất phát từ các yêu cầu của thực tiễn, để giải quyết mâu thuẫn và cải tạo thực tiễn.

- Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Khi lựa chọn một biện pháp nào đó, đều phải cân nhắc đến tính vừa sức với các cân đối vật chất hiện có, và biện pháp nào đưa đến kết quả cao nhất với đơn vị chi tiêu tài chính nhỏ nhất, sẽ được lựa chọn. Các yếu tố xã hội, môi trường, cơ chế hoạt động của nhà nước đang chi phối... cũng được tính đến, tránh những tổn thất khơng đáng có xảy ra.

3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Yên Mỹ

3.2.1. Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS

a. Mục tiêu biện pháp

Dự báo quy mô học sinh THCS huyện Yên Mỹ giai đoạn 2015 -2020 để có cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng giáo viên về số lượng, chất lựơng, cơ cấu chuyên môn

b. Nội dung của biện pháp

- Dự báo số dân trong độ tuổi 11-14

Để dự báo được quy mô học sinh THCS Yên Mỹ trong giai đoạn 2015- 2020 thì trước hết ta phải dự báo được số dân trong độ tuổi từ 11-14 tuổi cho giáo dục THCS bao gồm từ lớp 6 đến lớp 9 và có độ tuổi từ 11 đến 14 tuổi. Qua số liệu điều tra phổ cập giáo dục THCS của Phòng GD&ĐT tiến hành điều tra trong năm học 2015 -2016 ta có bảng dự báo số dân trong độ tuổi 11- 14 .

- Dự báo kế hoạch phát triển về số lượng học sinh THCS

Dự báo qui mơ học sinh có vai trị hết sức quan trọng đối với sự phát triển của giáo dục trong tương lai. Là cơ sở khoa học cho việc xây dựng qui hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất mạng lưới trường, lớp và các nguồn lực phục vụ cho phát triển giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục.

Căn cứ vào đối tượng dự báo, điều kiện tiến hành dự báo, khả năng nghiên cứu thực tế của đề tài này tác giả sử dụng các phương pháp sau cho dự báo quy mô học sinh THCS huyện Yên Mỹ đến 2020. Dự báo số lượng học sinh THCS bằng phương pháp ngoại suy xu thế, tỷ lệ học sinh so với dân số độ tuổi. ( với số học sinh ổn định, số học sinh chuyển đi tỉ lệ bằng số học sinh chuyển đến )

Giáo dục THCS bao gồm từ lớp 6 đến lớp 9 có độ tuổi từ 11 đến 14 tuổi. Nội dung của phương pháp này là thiết lập mối quan hệ giữa tỷ lệ học

sinh đi học trong dân số độ tuổi đến trường theo thời gian. Phương pháp này được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1:

Căn cứ vào diễn biến của tỷ lệ học sinh THCS của huyện Yên Mỹ trong thời gian qua, xác định tỷ lệ học sinh THCS với dân số trong độ tuổi đi học.

Bước 2:

Căn cứ vào diễn biến tỷ của lệ học sinh đi học THCS trên dân số độ tuổi từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 và sử dụng phương pháp thống kê tốn học để tính ra hàm xu thế phát triển.

Từ thực tế số học sinh THCS của huyện Yên Mỹ trong 5 năm qua và tỷ lệ học sinh so với dân số trong độ tuổi, chúng ta thấy quy luật diễn ra phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)