Nghĩa của hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên đối với công tác giáo dục sinh viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phong trào đoàn thanh niên ở Trường ĐH Tây Bắc (Trang 28 - 31)

tác giáo dục sinh viên

Sinh viên là tầng lớp nhạy cảm với các hoạt động chính trị - xã hội. Trong bối cảnh bùng nổ của xã hội thơng tin, đi kèm với những tiện ích mà nó đem lại là những hệ luỵ tiêu cực thì nhà trường, mà đặc biệt là tổ chức Đoàn thanh niên phải thể hiện tốt vai trò trong việc tập hợp, đoàn kết thanh

niên, thực hiện tốt chức năng định hướng, là trường học xã hội chủ nghĩa. Đồn thanh niên thơng qua các hoạt động phong trào cần giúp cho sinh viên tránh xa và có thái độ kiên quyết đấu tranh chống lại các tiêu cực trong xã hội, tạo một môi trường thuận lợi cho sinh viên có điều kiện trau dồi bản lĩnh chính trị, chiếm lĩnh tri thức khoa học, làm chủ công nghệ làm hành trang vững chắc cho con đường lập thân, lập nghiệp, đáp ứng được những địi hỏi ngày càng cao của xã hội.

Đồn thanh niên phải là nơi giúp cho sinh viên trang bị các kỹ năng; năng lực tổ chức, quản lý; năng lực tự hoàn thiện, khả năng giao tiếp... giúp sinh viên hoàn thiện kỹ năng sống đáp ứng được yêu cầu hội nhập trên mọi lĩnh vực của xã hội. Cùng với đó là việc giáo dục tinh thần đồn kết, hợp tác vì mục tiêu chung, là mơi trường nảy nở những tình cảm tốt đẹp, nâng cao tinh thần trách nhiệm với bản thân, gia đình, bạn bè và xã hội.

Tiểu kết chương 1

1. Hoạt động phong trào là một bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trường ĐH, là sự tiếp nối hoạt động giảng dạy trên lớp. Chính vì vậy, nó đóng với trò rất quan trọng trong việc tạo nên sản phẩm giáo dục hay nói cách khác là q trình hình thành nhân cách tồn diện cho sinh viên để sinh viên ngày càng đáp ứng cao hơn những yêu cầu của thực tiên xã hội. Để làm tốt được điều đó, hoạt động phong trào cần có những yêu cầu chặt chẽ, trong đó có u cầu về cơng tác quản lý. Chỉ khi làm tốt được yêu cầu này thì hoạt động phong trào mới thực sự đem lại hiệu quả và đáp ứng tốt mục tiêu của tổ chức Đoàn đề ra.

2. Về vấn đề hoạt động phong trào, đã có một số các tác giả nghiên cứu. Và trong thực tiễn, hoạt động phong trào diễn ra rất sơi nổi, có quy mơ

ngày một lớn và tính hiệu quả ngày một cao. Tuy nhiên các nghiên cứu về lĩnh vực này cịn khá ít, mặt khác khó có thể áp dụng một mơ hình hoạt động từ mơi trường này sang một mơi trường khác do đó cần thiết phải có những nghiên cứu về hoạt động Đồn trong các mơi trường đặc thù.

3. Có nhiều yếu tố tác động và ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động phong trào như: yêu cầu đổi mới giáo dục, nhận thức của các lực lượng, tổ chức xã hội, năng lực của người tổ chức, quản lý hoạt động phong trào, nội dung, chương trình, kế hoạch, kiểm tra, đánh giá, các điều kiện tổ chức, ý thức tham gia... vì thế, cán bộ đồn cần nắm bắt được những nội dung đó đồng thời biết vận dụng triệt để trong q trình thực hiện cơng tác quản lý để sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Như vậy từ những vấn đề lý luận trên, chúng tôi thấy rằng việc quản lý hoạt động phong trào cũng rất cần thiết và phức tạp như mọi hoạt động chuyên môn khác trong các trường chuyên nghiệp. Việc này thể hiện rất rõ vai trị và trách nhiệm của cán bộ Đồn với tư cách là người trực tiếp và chủ yếu tổ chức, quản lý hoạt động phong trào trong mỗi nhà trường, trong đó có trường ĐH Tây Bắc. Vì vậy cần thiết phải có những nghiên cứu, đánh giá hiệu quả của hoạt động phong trào trong giai đoạn hiện tại để có thể có những đề xuất hợp lý nhằm nâng cao chất lượng HĐPT trong nhà trường nói riêng, đồng thời cũng là nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường nói chung.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phong trào đoàn thanh niên ở Trường ĐH Tây Bắc (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)